Tin Cập Nhật
|
|
|
| |
|
Cỡ chữ:
|
Câu Chuyện Dòng Sông (Đứa Con) |
Tác giả:
Hermann Hesse (TN Trí Hải dịch) |
Sợ hãi, mếu máo, đứa con đã dự lễ an táng của mẹ; sợ hãi, buồn rầu, nó đã lắng nghe Tất Đạt chào nó là con chàng và đón mời nó trong túp lều của gương mặt xanh xao trên ngọn đồi nghĩa địa, nhìn ra xa, khép lòng lại, chiến đấu với định mệnh.
Tất Đạt biệt đãi nó và để nó yên, vì chàng tôn trọng nỗi buồn khổ của nó. Tất Đạt hiểu rằng con chàng không biết chàng. Nó không thể yêu chàng như một người cha. Dần dà chàng cũng thấy và nhận ra rằng đứa trẻ con mười một tuổi kia là một đứa con cưng và đã lớn lên trong tập tục của những nhà giàu, rằng nó quen với cao lương mỹ vị, giường êm nệm ấm, quen sai bảo tôi tớ. Tất Đạt hiểu rằng đứa con cưng đang buồn sầu ấy không thể bỗng chốc hài lòng với một nơi xa lạ nghèo khó. Chàng không ép nó; chàng giúp nó rất nhiều và luôn luôn dành cho nó những miếng ăn ngon nhất. Chàng mong thu phục vó từ từ bằng tính kiên nhẫn, thân mật của chàng.
Chàng đã tưởng mình giàu có, hạnh phúc khi đứa con đến với chàng, nhưng thời gian qua, và nó vẫn buồn rầu, xa lạ và khi nó tỏ ra ngạo nghễ, khiêu khích chàng, khi nó không chịu làm việc, khi nó không chịu làm việc tỏ ra không kính người già cả và lại trộm trái cây của Vệ Sử. Tất Đạt bắt đầu nhận thấy rằng đứa con không đem lại hạnh phúc an vui gì, mà chỉ đem lại cho chàng lo buồn. Nhưng chàng yêu nó và chọn lựa lo buồn với tình yêu nó, hơn là hạnh phúc an vui mà không có nó.
Từ khi con Tất Đạt ở lại trong lều, đôi bạn bắt đầu phân công. Vệ Sử làm tất cả những công việc trên đò ngang và Tất Đạt, để được gần con, làm việc trong chòi và ngoài đồng.
Trong nhiều tháng Tất Đạt kiên tâm chờ đợi, hy vọng con chàng sẽ hiểu chàng, sẽ nhận tình yêu của chàng và đáp lại tình yêu ấy. Trong nhiều tháng Vệ Sử quan sát điều đó, chờ đợi và im lặng. Một ngày kia, khi cậu bé Tất Đạt làm đau khổ cha nó với khiêu khích và tính khí khó chịu của nó và đánh vỡ cả hai chén ăn cơm, Vệ Sử gọi riêng bạn vào buổi chiều để nói chuyện.
- Xin lỗi anh, ông nói tôi nói với anh với tư cánh một người bạn thân. Tôi có thể nói rằng anh đang lo lắng bất hạnh. Con của anh, bạn ơi, đang quấy rầy anh và quấy rầy cả tôi nữa. Con chim kia quen với một đời sống khác, một chiếc tổ khác. Nó không chạy trốn của cải và phố thị với một cảm giác buồn ngấy như anh đã trốn; nó đã phải từ giã những thứ đó một cách miễn cưỡng. Tôi đã hỏi dòng sông, bạn ơi, tôi hỏi dòng sông nhiều lần, nhưng dòng sông cười, nó cười tôi và cười anh, nó cười lên rũ rượi trước sự điên rồ của chúng ta.
Nước sẽ tìm đến nước, tuổi trẻ tìm đến tuổi trẻ. Con anh sẽ không sung sướng ở nơi này. Anh hãy hỏi dòng sông và lắng nghe nó nói đi.
Lo lắng, Tất Đạt nhìn vào khuôn mặt tử tế đã in nhiều nếp nhăn khả ái.
- Làm sao tôi xa nó được? Chàng khẽ nói. Bạn ơi, cho tôi ít lâu đã. Tôi đang chiến đấu để được nó. Tôi cố đạt đến lòng nó. Tôi sẽ thắng nó bằng tình yêu và kiên nhẫn. Dòng sông sẽ nói với nó một ngày kia. Nó cũng sẽ được kêu gọi.
Nụ cười Vệ Sử trở nên thân mật hơn:
- Ồ; dĩ nhiên, ông nói nó cũng được gọi, nó cũng thuộc vào dòng sông bất tuyệt. Nhưng anh và tôi có biết được gọi theo cái gì không: Nỗi buồn của nó sẽ không phảo nhỏ. Lòng nó kiêu căng và sắt đá. Có lẽ sẽ đau khổ nhiều, lầm lỗi nhiều, tội lỗi nhiều và làm nhiều bất công. Bạn ơi, nói cho tôi nghe, có phải bạn đang giáo dục con bạn đấy không? Bạn có đánh, phạt nó không?
- Không, Vệ Sử, tôi không làm gì trong những chuyện ấy cả.
- Tôi biết. Bạn không cứng rắn với nó, bạn không phạt nó, không ra lệnh cho nó bởi vì bạn biết rằng sự mềm dẻo mạnh hơn |
Nguồn:
admin |
Số người xem:
2885
In Bài Này
Xem Góp Ý
Góp Ý
|
|
|
|
|
|
|
Những
Bài cùng Thể Loại :
|
|
Kinh Pháp Cú
|
|
|