Trang Chủ Chương Trình Phát Thanh Pháp Âm Quà Tặng Âm Nhạc Hình Ảnh Sinh Hoạt Vài Dòng Lưu Niệm Phim Truyện Phật Giáo và Phim Lễ Hội Tu Viện Hương Nghiêm Web Master
  Đức Phật dạy :  Quá khứ không truy tìm, Tương lai không ước vọng; Quá khứ đã đoạn diệt, Tương lai thì chưa đến; Chỉ có pháp hiện tại, Tuệ quán chính ở đây; Không động không rung chuyển, Biết vậy nên tu tập
      Giới Thiệu
      Tin Tức Sinh Hoạt
      Kinh Tạng
      Luật Tạng
      Luận Tạng
      Phật Học Căn Bản
      Tư Tưởng Phật Học
      Lịch Sử Phật Giáo
      Thiền Học Phật Giáo
      Triết Học Phật Giáo
      Văn Học Phật Giáo
      Giáo Dục Phật Giáo
      Nghi Lễ Phật Giáo
      Từ Bi Foundation
      GĐPT Huyền Quang
      Truyên Phật Giáo
Nhập Từ khóa cần tìm:
Xin nhập Tiếng Việt đã có sẳn:
    
Tin Cập Nhật
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 2 Tháng 12 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 1 Tháng 12 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 3 Tháng 11 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 2 Tháng 11 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 1 Tháng 11 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 4 Tháng 10 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 3 Tháng 10 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 1 Tháng 10 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 2 Tháng 9 Năm 2024
Tâm Thư Cứu Trợ
      Trang Chi Tiết
Cỡ chữ:  Thu nhỏ Phóng to
Câu Chuyện Dòng Sông (Bên Bờ Sông)
Tác giả: Hermann Hesse (TN Trí Hải dịch)
           Tất Đạt đi lang thang vào rừng, đã xa thành thị và chàng chỉ biết một điều rằng chàng không thể trở về, rằng cuộc đời chàng đã sống nhiều năm qua bây giờ đã hết, chàng đã nếm trải đến một độ buồn nôn. Con chim hoàng oanh đã chết, cái chết của nó, mà chàng đã chiêm bao, chính là cái chết của con chim trong lòng chàng. Chàng đã vướng sâu vào đau khổ, đã rước vào mình sự buồn nôn và chết chóc từ tứ phía, như một cái tổ đĩa đã thấm nước cho đến khi đầy. Chàng đầy cả chán chường, khổ đau, chết chóc, không còn một cái gì ở thế tục có thể lôi cuốn chàng, có thể đem lại cho chàng niềm khoái lạc và niềm an ủi.

      Chàng say xưa ao ước được quên, được nghỉ ngơi, được chết. Sao cho một cơn sét đánh chàng đi! Sao cho một con hổ đến ăn thịt chàng phức đi! Ước sao có một thứ rượu nào, một độc dược nào, đem lại cho chàng quên lãng, quên hết, làm cho chàng ngủ thiếp đi, và không bao giờ dậy nữa! Có một thứ gì thối tha mà chàng nhưa bôi vào mình, có một tội lỗi và sự điên rồ nào mà chàng chưa phạm đến, có một vết dơ nào trong tâm hồn mà chỉ có chàng là không chịu trách nhiệm hay không? Cái vòng luân chuyển đó không kiệt quệ đi và chấm dứt đi cho chàng hay sao?

      Tất Đạt đi đến con sông dài trong rừng, con sông mà một người chèo đò đã từng đưa chàng qua khi chàng hãy còn trẻ và sau khi từ giả đức Phật. Chàng dừng lại và đứng tần ngần ở bờ sông. Cơn mệt và đói làm cho chàng yếu lả. Tại sao chàng phải đi xa thêm, đi đâu, và để làm gì? Không còn mục đích nữa, không còn gì hơn là một khát vọng đau đớn sâu xa được rủ hết cơn mộng mị cuồn loạn này, mửa hết chất rượu vô vị này, chấm dứt cuộc sống ê chề đau đớn này.

      Có một cây dừa bên dòng sông: Tất Đạt ngồi dựa vào cây ấy, choàng tay qua thân cây và nhìn xuống dòng nước lục chảy bên dưới. Chàng nhìn xuống và bỗng nhiên tràng ngập một ước muốn buông tay ra. Cái trống lỗng lạnh giá của nước phản chiếu sự trống rỗng ghê rợn trong tâm hồn chàng. Phải, chàng đã đến bước đường cùng. Không còn gì hơn đối với chàng trừ sự tự xáo bỏ mình, hủy hoại cái kiến trúc thất bại của cuộc đời chàng, vứt nó đi, để cho Thần linh chế riễu. Đấy là việc chàng ước ao làm hủy hoại cái hình tướng mà chàng ghét bỏ! Sao cho những con cá xé xác chàng ra. Chàng, con vật xấu xí, người điên, thân xác mục nát, thối tha ấy, tâm hồn cháng chường vô dụng ấy! Sao cho ca sấu ngấu nghiến chàng đi, sao cho những con quỷ xé thây chàng ra từng mảnh cho rồi!

      Với một nét mặt quái dị, chàng nhìn chòng chọc vào dòng nước. Chàng thấy mặt chàng phản chiếu, và khạc nhổ lên đấy; chàng buông tay khỏi thân cây và xoay mình một tí, để có thể rơi ngược đầu và chìm xuống nước. Chàng cúi rạp người, đôi mắt nhắm nghiền hướng về cõi chết.

      Rồi từ một cõi xa xăm trong tâm hồn chàng, từ quá khứ của cuộc đời mệt mỏi, chàng bỗng nghe một tiếng vọng. Chỉ có một tiếng âm thanh mà không suy nghĩ, chàng lẩm bẩm nói lên, âm thanh ngày xưa bắt đầu và kết thúc mọi bài kinh Bà La Môn, tiếng "Om" thiêng liêng, có nghĩa là "Giác Ngộ" hay "Toàn Thiện". Lúc đó, khi tiếng "Om" đến tai chàng, tâm hồn thẫn thờ của Tất Đạt bỗng nhiên thức tỉnh và chàng nhận ra sự điên rồ của hành vi mình.

      Tất Đạt vô cùng sợ hãi. Thì ra chàng đã ra thế đấy, chàng đã quá lạc lõng, quá bối rối, quá mất lương tri đến nỗi tìm cái chết. Lòng mong mỏi ấy, lòng mong mỏi trẻ con đã trở nên quá mảnh liệt trong chàng: Tìm sự bình an bằng cách hủy hoại thể xác, tất cả những dày vò của thời vừa qua, tất cả ảo tưởng, tuyệt vọng, đã không ảnh hưởng đến chàng nhiều bằng khi tiếng "Om" len vào thức chàng, làm chàng nhận rõ sự khốn nạn và lỗi mình.

      "Om", chàng nhẩm đọc trong lòng, và chàng ý thức về Đại Ngã, về sự bất khả hủy diệt của cuộc sống; chàng nhớ lại mọi sự mà chàn
Nguồn: admin
Số người xem: 3193      In Bài Này     Xem Góp Ý     Góp Ý
    Những Bài cùng Thể Loại :
Tìm Thầy Không Dễ
Phật Ở Trên Cao Kia
Câu Chuyện Dòng Sông (Thiện Hữu)
Câu Chuyện Dòng Sông (Om)
Câu Chuyện Dòng Sông (Đứa Con)
Câu Chuyện Dòng Sông (Người Lái Đò)
Câu Chuyện Dòng Sông (Khổ Đau)
Câu Chuyện Dòng Sông (Giữa Xã Hội)
Câu Chuyện Dòng Sông (Kiều Lan)
Câu Chuyện Dòng Sông (Tỉnh Thức)
1 2 3 4
Kinh Pháp Cú
Nếu thấy bậc hiền trí,
Chỉ lối và khiển trách,
Như chỉ chỗ chôn vàng,
Hãy thân cận người trí!
Thân cận người như vậy,
Chỉ tốt hơn, không xấu
Những người hay khuyên dạy,
Ngăn người khác làm ác,
Được người hiền kính yêu,
Bị người ác không thích.
Chớ thân với bạn ác,
Chớ thân kẻ tiểu nhân,
Hãy thân người bạn lành,
Hãy thân bậc thượng nhân.
Pháp hỷ đem an lạc,
Với tâm tư thuần định,
Người trí thường hoan hỷ,
Với pháp bậc Thánh thuyết.
Người trị thủy dẫn nước,
Kẻ làm tên nắn tên,
Người thợ mộc uốn gỗ,
Bậc trí nhiếp tự thân.
Như đá tảng kiên cố,
Không gió nào lay động,
Cũng vậy, giữa khen chê,
Người trí không dao động.
Như hồ nước sâu thẳm,
Trong sáng, không khuấy đục,
Cũng vậy, nghe chánh pháp,
Người trí hưởng tịnh lạc.
Người hiền bỏ tất cả,
Người lành không bàn dục,
Dầu cảm thọ lạc, khổ ,
Bậc trí không vui buồn.
Không vì mình, vì người,
Không cầu được con cái,
Không tài sản quốc độ,
Không cầu mình thành tựu,
Với việc làm phi pháp,
Vị ấy thật trì giới,
Có trí tuệ đúng pháp.
Ít người giữa nhân loại,
Đến được bờ bên kia,
Còn số người còn lại
Xuôi ngược chạy bbờ này.
Nhữngg ai hành trì pháp,
Theeo chánh pháp khéo dạy,
Sẽ đến bờ bên kia,
Vượt ma lực khó thoát.
Kẻ trí bỏ pháp đen,
Tu tập theo pháp trắng,
Bỏ nhà sống không nhà,
Sống viễn ly khó lạc.
Hãy cầu vui niết bàn,
Bỏ dục, không sở hữu,
Kẻ trí tự rữa sạch,
Cấu uế từ nội tâm.
Những ai với chánh tâm,
Khéo tu tập giác chi,
Từ bỏ mọi ái nhiễm,
Hoan hỷ không chấp thủ,
Không lậu hoặc sáng chói,
Sống tịch tịnh ở đời.
Trang Chủ   P.T Pháp Âm  Âm Nhạc  Gởi Thiệp  Hình Ảnh  Lưu Niệm  Phim Truyện
Copyright@2006 - Trung Tâm Phật Giáo - Chùa Việt Nam
10002 Synott Rd, Sugar Land, Texas 77478 .Điện Thoại (281) 575-0910