Tin Cập Nhật
|
|
|
| |
|
Cỡ chữ:
|
Câu Chuyện Dòng Sông (Kiều Lan) |
Tác giả:
Hermann Hesse (TN Trí Hải dịch) |
Tất Đạt học thêm trên mỗi bước đường một điều mới mẻ, vì vũ trụ đổi thay, và chàng đang ở trong vũ trụ. Chàng thấy mặt trời lên trên núi rừng, và lặn ở bãi xa. Ban đêm chàng nhìn thấy những vì sao trên nền trời và mảnh trăng lưỡi liềm như một con thuyền trôi trong màu xanh thẳm. Chàng thấy cây cối, trăng sao, loài vật, ráng trời, hoa đá, cỏ hoa, suối và dòng sông, sương lấp lánh trên bụi bờ buổi sớm, những dãy núi xa cao và xanh nhạt, chim hót, ong bay vù vù, gió thổi nhẹ qua đồng lúa. Tất cả thứ đó muôn màu sắc, muôn dáng hình vẫn luôn luôn tồn tại ở đây. Mặt trời và mặt trăng vẫn luôn luôn chiếu sáng, dòng sông luôn chảy và những con ong bay vù vù, những ngày xưa đối với chàng, chúng không là gì cả ngoài ra là một trò huyễn hóa trước mắt chàng, bị nhìn một cách hoài nghi, bị khinh thường và gạt ra khỏi tư tưởng vì chúng không phải là thực tại, vì thực tại nằm ở bên kia nhãn giới. Bây giờ chàng nhìn chúng, chàng thấy và nhận ra nhãn giới, chàng tìm vị trí của chàng trong vũ trụ này. Chàng không kiếm tìm thực tại; mục đích của chàng không ở một phía nào khác nữa. Vũ trụ tươi đẹp khi ta nhìn nó bằng cái nhìn này, không tìm kiếm, một cái nhìn đơn giản, cái nhìn của trẻ thơ. Trăng sao đẹp, dòng suối, bờ bể, rừng và hang đá, con dê và con nai vàng, hoa và bướm đều đẹp. Vũ trụ sẽ đẹp nếu ta nhìn thấy nó như vậy, hồn nhiên, tỉnh thức, chỉ quan tâm đến hiện tại, mà không một thoáng nghi ngờ. Nơi kia mặt trời nắng gắt, nơi kia có bóng rừng im mát, nơi kia có chuối và bí ngô. Ngày và đêm đều ngắn, mỗi giờ quanh ta như một chiếc buồm của con tàu trở đầy kho báu, chở đầy niềm vui. Tất Đạt trông thấy một đàn khỉ trong rừng sâu, chuyền qua những cành cao, và chàng nghe tiếng kêu man rợ của chúng. Tất Đạt trông thấy một con cừu đực đi theo ái ân với một chị cừu cái. Trong một chiếc hồ, một con cá lớn đang tìm ăn chúng. Sức mạnh và dục vọng phản chiếu trên những con sóng xao động vì cuộc đuổi bắt hăng hăng say. Tất cả điều ấy đã có từ bao giờ nhưng chẳng không thể thấy, chàng chưa bao giờ hiện diện và thuộc vào thế giới ấy. Bằng con mắt, chàng thấy ánh sáng và bóng tối, bằng trí óc chàng trực nhận có trăng sao.
Trên đường đi Tất Đạt nhớ lại tất cả những gì chàng đã thực nghiệm trong vườn Lộc Uyển, những giáo lý mà chàng đã nghe từ Đức Phật, cuộc đối thoại với các bậc Toàn Giác. Chàng hồi tưởng mỗi chữ chàng đã nói với đấng Giác Ngộ, và chàng ngạc nhiên rằng mình đã nói những điều mà chính mình chưa thật biết. Điều chàng nói với Đức Phật rằng sự giác ngộ của Phật là điều huyền bí không thể giảng dạy được, không thể diễn tả và thông cảm được mà chàng đã một lần chứng nghiệm trong một giờ sáng suốt chính là điều mà bây giờ chàng bắt đầu thực nghiệm. Chàng cần phải có kinh nghiệm bản thân. Chàng đã biết từ lâu rằng bản thân chàng là tiểu ngã, cùng nguồn gốc với đại ngã, vì chàng đã tóm nó vào cái lưới tư duy. Thân thể tự nhiên không là tự ngã, cảm giác, tư tưởng, sự hiểu biết, sự tinh khôn để rút kết luận và diệt những tư tưởng mới từ những ý đã có sẵn, cùng không phải là tự ngã. Không, thế giới tư duy cũng vẫn còn ở bên này, và nó không đưa đến mụch đích nào khi con người phá hủy giác quan để chi nuôi tự ngã bằng tư duy và kiến thức. Tư tưởng và giác quan đều quý báu, sau chúng là ý nghĩa cuối cùng ẩn nấp. Thật đáng nên lắng nghe cả hai, không khinh thường cũng không xem trọng cái nào hơn, mà phải chú tâm lắng nghe cả hai một cách cẩn thận. Chàng sẽ chỉ lắng nghe lời chỉ bảo của tiếng nói nội tâm, không dừng lại bất cứ chỗ nào ngoài chỗ mà tiếng nói ấy chỉ định. Tại sao Đức Cù Đàm đã ngồi dưới gốc cây khi Ngài đạt được toàn trí? Ngài đã nghe một tiếng nói, một tiếng nói trong thâm tâm đã ra lệnh cho Ngài yên tọa dưới gốc cây đó, và Ngài đã không hành hạ thể xác, không tế Thần linh, tắm nước thiên hay cầu nguyện, ăn hay uống, ngủ hay mơ; Ngài đã nghe theo tiếng nói, không vân theo mệnh lệnh nào khác ở ngoài, chỉ theo tiếng |
Nguồn:
admin |
Số người xem:
3320
In Bài Này
Xem Góp Ý
Góp Ý
|
|
|
|
|
|
|
Những
Bài cùng Thể Loại :
|
|
Kinh Pháp Cú
|
|
|