Tin Cập Nhật
|
|
|
| |
|
Những Bài Viết Cùng Thể Loại |
Chúng ta được thân làm người, là nhờ có tổ tiên, ông bà, cha mẹ và nhiều nhân duyên hội tụ. Chúng ta được khôn lớn nên người là nhờ ở sự trưởng dưỡng, giáo dục của Cha, Mẹ, Thầy, Cô và Xã Hội. Công ơn to lớn ấy, trong kinh Phật đã dạy có Bốn Đại trọng ân: 1/ Ơn Quốc gia, thủy thổ, 2/ ơn Cha, Mẹ, 3/ Ơn Tam bảo, 4/ Ơn Đàn na tín thí (xã hội), trong đó công ơn của cha mẹ là to lớn nhất, sánh bằng non biển, không thể bút mực nào tả xiết. Chỉ có tri niệm và thực hành mới hy vọng có một chút đáp đền. |
Xem tiếp... |
|
Tôi thật may mắn! Hơn 40 năm ở chùa, tôi lớn lên trong sự chăm sóc, dạy dỗ và thương yêu của những bậc tu hành khả kính. Nhớ khi xưa, lúc còn là chú tiểu, bổn phận của tôi là hầu trà, pha nước mỗi khi chùa có khách đến thăm. Vì lẽ này, tôi thường được diện kiến, gần gủi và thân cận rất nhiều vị cao tăng, trí giả. Đúng như tục ngữ Việt Nam đã dạy: “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Cuộc đời và hạnh nguyện của các vị như là ngọn hải đăng chỉ đường cho thế nhân giữa biển đời tăm tối. Đức độ và tuệ tâm của những hiền nhân này đã có một tầm ảnh hưởng vô cùng lớn lao đối với cuộc đời tôi. Ý chí xuất gia của tôi đã được tẩm ướt và nuôi lớn bởi tấm lòng từ bi hỷ xã của các bậc xuất trần thượng sĩ. Tâm thức của tôi từng ngày lớn mạnh trong giáo pháp của Như Lai nhờ nghe chùng, học lén những sở trường và kinh nghiệm tu đạo và hành đạo mà chư vị luận đàm bên tách trà. Từng câu chuyện, từng lời nói đều là những bài pháp vô cùng ý nghĩa và lợi ích đối hàng hậu học chúng tôi. |
Xem tiếp... |
|
Bắt đầu từ sự khủng hoảng của nền kinh tế lớn nhất thế giới -Hoa Kỳ- sau đó lan sang các châu lục khác khiến túi tiền cá nhân bị eo hẹp dần, các gia đình lần lượt cắt giảm chi tiêu, tằng tiện để vượt qua thời buổi khó khăn này. Nhiều học thuyết hay sách viết về kinh tế bắt đầu được người dân hay các nhà kinh doanh chú ý trở lại sau chục năm đóng băng. Chỉ vì ‘nồi cơm’ cạn đi, người ta mới bắt đầu chú ý đến cách làm thế nào để ‘nồi cơm’ được phục hồi. |
Xem tiếp... |
|
Sau đây là bản dịch trang “Questions & Answers” (Hỏi & Đáp) trên trang nhà chính thức của Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 -- http://dalailama.com/. Hỏi: Ngài tự nhìn ngài ra sao? Đáp: Tôi luôn luôn tự xem mình như một nhà sư Phật Giáo đơn giản. Tôi cảm thấy như thế mới là tôi thật. Tôi cảm thấy rằng Đạt Lai Lạt Ma với cương vị nhà cầm quyền thế gian là một định chế nhân tạo. Khi nào người ta còn chấp nhận Đạt Lai Lạt Ma, họ sẽ chấp nhận tôi. Nhưng, là một vị sư là một điều thuộc về tôi. Không ai có thể thay đổi điều đó. Tận sâu thâm tâm, tôi luôn luôn tự xem mình là một nhà sư, ngay cả trong các giấc mơ của tôi. Thế nên, một cách tự nhiên, tôi tự cảm thấy mình nhiều phần là người của tôn giáo hơn. Ngay cả trong đời thường của tôi, tôi có thể nói rằng tôi để 80% thời gian của mình cho các sinh họat tâm linh và 20% cho Tây Tạng. |
Xem tiếp... |
|
Bà Chou Sa Ngoun vô cùng tuyệt vọng. Michael Ngoun, con trai bà trốn học, sử dụng ma túy, bị cảnh sát bắt giữ, đêm không về nhà, và tụ tập với trẻ xấu. Không điều gì bà làm có thể chuyển hóa được con. Bà đã thử trừng phạt, la hét, khóc lóc, tư vấn, chuyển trường hoặc gởi con vào quân đội nhưng không được nhận vì cậu |
Xem tiếp... |
|
Phần 1: Duyên hạnh ngộ với làng Mai: Tôi nghe nói về làng Mai từ lâu. Trước đó là làng Hồng. Không phải là làng trồng hoa hồng, mà là cây hồng ăn quả, như hồng Lạng sơn ở bên nhà. Trồng hồng không được tốt, quả không sai, không ngọt, nên chuyển sang trồng mai. Mai cũng không phải mai hoa vàng, như ở miền Nam nước ta, màu vàng rực vào dịp Tết. Mai đây thật ra là mận, là prunier, là thổ sản danh tiếng miền Dordogne, Tây nam nước Pháp. |
Xem tiếp... |
|
Phật giáo Việt nam đang chứng kiến những xáo trộn và khủng hoảng chưa từng có trong lịch sử. Các mô hình tổ chức, những lễ tiết sinh hoạt, từ ma chay, cưới hỏi các thứ, được cố gắng rập khuôn theo mô hình phương Tây một cách vội vã đã làm xói mòn phần nào truyền thống tâm linh của dân tộc. Thêm vào đó, dưới tác động của xã hội tiêu thụ, và sức ép của quyền lực chính trị làm nảy sinh những tâm trạng bệnh hoạn do bởi quan điểm thế quyền và giáo quyền thiếu nền tảng giáo lý. Tình trạng đó tất nhiên đã có những tác động tiêu cực lên đường hướng giáo dục thanh niên Phật tử Việt nam. |
Xem tiếp... |
|
Chắc ai cũng hiểu rằng, từ khi mới lọt lòng ra cho đến khi hơi thở cuối cùng, trong đời thường chẳng hưởng đặng mấy lần vui. Cơn vui vừa thoáng qua, cơn buồn đã kéo đến. Đã đành sanh, già, chết là bốn cái đại hoạn, không ai tránh khỏi, mà những nỗi đói nghèo áp bức, oán thù gặp gỡ, ân ái xa lìa, hoàn cảnh lôi kéo cũng đủ làm cho chúng sanh đau khổ vô cùng.Nước mắt chảy ra ngập tràn cả đại thiên thế giới |
Xem tiếp... |
|
Từ cổ xưa, sức khoẻ và sự sống lâu đã là một vấn đề được hết thảy mọi người quan tâm và mơ ước. Ngày nay, đời sống càng phát triển, người ta càng khát khao cháy bỏng được mạnh khoẻ, được sống lâu. Nhưng làm thế nào để được mạnh khoẻ và sống lâu? |
Xem tiếp... |
|
Cứ mỗi độ thu về, mỗi người chúng ta dù là một Phật tử hay đơn thuần chỉ là tín đồ của một tôn giáo nào đi nữa, không ai lại không nhớ đến một ngày thiêng liêng và trọng đại, đó chính là ngày lễ Vu-lan – Rằm tháng bảy. Thật vậy, ngày Vu-lan không chỉ là ngày lễ hội văn hóa truyền thống đặc thù của dân tộc Việt Nam, mà nó còn thể hiện truyền thống đạo đức của người con dân Việt Nam đối với cha mẹ của mình. |
Xem tiếp... |
|
Trở Về Tiếp Theo |
|
|
|
|
|
|
|
Kinh Pháp Cú
|
|
|