Trang Chủ Chương Trình Phát Thanh Pháp Âm Quà Tặng Âm Nhạc Hình Ảnh Sinh Hoạt Vài Dòng Lưu Niệm Phim Truyện Phật Giáo và Phim Lễ Hội Tu Viện Hương Nghiêm Web Master
  Đức Phật dạy :  Quá khứ không truy tìm, Tương lai không ước vọng; Quá khứ đã đoạn diệt, Tương lai thì chưa đến; Chỉ có pháp hiện tại, Tuệ quán chính ở đây; Không động không rung chuyển, Biết vậy nên tu tập
      Giới Thiệu
      Tin Tức Sinh Hoạt
      Kinh Tạng
      Luật Tạng
      Luận Tạng
      Phật Học Căn Bản
      Tư Tưởng Phật Học
      Lịch Sử Phật Giáo
      Thiền Học Phật Giáo
      Triết Học Phật Giáo
      Văn Học Phật Giáo
      Giáo Dục Phật Giáo
      Nghi Lễ Phật Giáo
      Từ Bi Foundation
      GĐPT Huyền Quang
      Truyên Phật Giáo
Nhập Từ khóa cần tìm:
Xin nhập Tiếng Việt đã có sẳn:
    
Tin Cập Nhật
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 2 Tháng 12 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 1 Tháng 12 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 3 Tháng 11 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 2 Tháng 11 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 1 Tháng 11 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 4 Tháng 10 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 3 Tháng 10 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 1 Tháng 10 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 2 Tháng 9 Năm 2024
Tâm Thư Cứu Trợ
      Trang Chi Tiết
Cỡ chữ:  Thu nhỏ Phóng to
Suy Nghĩ Về Hướng Giáo Dục Cho Tuổi Trẻ
Tác giả: TT. Thích Tuệ Sỹ
     

     Phật giáo Việt nam đang chứng kiến những xáo trộn và khủng hoảng chưa từng có trong lịch sử. Các mô hình tổ chức, những lễ tiết sinh hoạt, từ ma chay, cưới hỏi các thứ, được cố gắng rập khuôn theo mô hình phương Tây một cách vội vã đã làm xói mòn phần nào truyền thống tâm linh của dân tộc. Thêm vào đó, dưới tác động của xã hội tiêu thụ, và sức ép của quyền lực chính trị làm nảy sinh những tâm trạng bệnh hoạn do bởi quan điểm thế quyền và giáo quyền thiếu nền tảng giáo lý. Tình trạng đó tất nhiên đã có những tác động tiêu cực lên đường hướng giáo dục thanh niên Phật tử Việt nam.

Ngày nay, nói đến tuổi trẻ Việt nam, có lẽ nên tượng hình như hai đường thảng mà điểm hội tụ là một điểm trong xã hội tiêu thụ. Ðó là hai bộ phận tuổi trẻ trong nước và ngoài nước. Tuy tất cả cùng được giáo dục theo mô hình giáo dục phương Tây, nhưng do khác biệt định chế xã hội dựa trên quyền lực chính trị chứ không phải do xu hướng phát triển tự nhiên. Ðó là sự khác biệt giả tạo như vũng sình, không biết đâu là chỗ chắc thật để bám vào mà thoát thân. Tuổi trẻ Viêtn nam đang bị bật rễ, do đó có nguye mất hương, hay thực sự đã mất hướng. Tuổi trẻ của đạo Phật Việt nam cũng không ngoại lệ, và không dễ dàng vượt qua tình trạng mất hướng này. Ở đây tôi nói mất hướng là nhìn từ điểm đứng dân tộc. Tuổỉ trẻ ở nước ngoài chỉ cần quên, hay tạm thời quên, nguồn gốc Việt nam của mình, thì hướng đi cho nhân cách được xác định ngay từ khi vừa bước chân vào cỗng Ðại học. Nói cách khác, tuổi tre Viêt nam hải ngoại không phải hoàn toan bị bật rễ, nhưng ở trong tinh trạng di thực. Quýt phương Nam đêm trồng trên đất phương Bắc, có thể ngọt hơn, có thể chua hơn, va cũng có thể èo uột vì không hợp phong thổ. Tuổi trẻ trong nước là thân cây còn dính chặt với gốc rễ trên bản địa. Nhưng để sinh tồn, và muốn phát triển nhanh chóng, bị sức hút của sự thăng tiến tác động từ bên ngoài, nên có nguy cơ bật rễ. Ðại bộ phận tuổi trẻ Việt nam ngày nay biết rất ít vè quá khứ ông cha mình, đã yêu nhau như thế nào, đã suy nghĩ như thế nào để bắt kịp những giá trị tâm linh phổ quát của nhân loại.

Tuổi trẻ của đạo Phật Việt nam tuy có thể được tin tưởng là còn cố bám chặt lấy gốc rễ truyền thống để vươn lên, nhưng do sự thiếu trách nhiệm hoặc thiếu nhận thức về hướng đi của thời đại của những người đang đứng trên cương vị giáo dục vô tình chẳng khác nào bác sỹ không còn biết liệu pháp nào hay hơn là cho uống thuốc ngủ để người bịnh quên đi những nhức nhối của thời đại mà tuổi trẻ cần phải biết đẻ chọn hướng đí tương lai cho đời mình. Mặt khác, do sức ép chính trị mà tuổi trẻ cần phải được tập hợp thành lực lượng tiền phong và hậu bị để bảo vệ chế độ, do đó việc giảng giải đạo Phật cho tuổi trẻ không được phép vượt qua các cỗng chùa. Bên trong cỗng chùa, tuổi trẻ chỉ đựơc giảng dạy những ý nghĩa vô thường hay vô ngã không như là quy luật vận động đê tồn tại, phát triển và huỷ diệt của thiên nhiên và xã hội, mà như là một bức tranh toàn xám của cuộc đời được tô trét bởi những người mà tuổi đời đã mệt mỏi với những thành công và thất bại đã làm thui chột ý chí.

Trong một xã hội hội mà các giá trị tâm linh truyền thống đang bị băng hoại, một số thanh niên tác quái tại các đố thị lớn dựa vào quyền lực chính trị của cha chú, hay tiền của bất chính của bố mẹ; một số khác miệt mài học chỉ để làm thuê, làm những người nô lệ kiểu mới trung thành với những ông chủ giàu sụ. Một số khác, cam chịu thân phận nghèo đói, thất học, cam chịu tất cả nhục nhã của một dân tộc nghèo nàn lạc hậu. Trong tình trạng đó, sự hiện diện của các đoàn sinh GDPT, những đơn vị tập hợp các thanh niên biết tìm lẽ sông cho bản thân, thật sự là một thách thức xã hội, mà quyền lực chính trị cảm thấy như một đe doạ nếu không vận dụng được để phục vụ cho tham vọng đen tối, mà vì thâm vọng ấy có khi sẵn sàng mãi quốc cầu vinh. Như thế thì, tất nhiên là ảo tưởng khi nói rằng, chúng ta chỉ tập họp tuổi trẻ để dạy đạo, không cần

Nguồn: Nguồn Phatviet.net
Số người xem: 3503      In Bài Này     Xem Góp Ý     Góp Ý
    Những Bài cùng Thể Loại :
Cảm Niệm Mùa Vu Lan - Báo Hiếu, Đền Ơn
Sức mạnh nội tâm và sự vi diệu của lòng từ
Áp dụng lời Phật dạy trong thời buổi kinh tế khủng hoảng
Đức Đạt Lai Lạt Ma: Hỏi và Đáp
Vai Trò Của Phật Giáo Trong Việc Giáo Dục Thiếu Niên
Chuyện Làng Mai: Có Một Đạo Phật Như Thế
Hư Tâm Học Đạo
Sức Khỏe và Tuổi Thọ Con Người Qua Lăng Kính Phật Giáo
Chữ Hiếu Của Người Xuất Gia
Tiêu Chí Về Sự Thuyết Pháp
1 2 3 4
Kinh Pháp Cú
Nếu thấy bậc hiền trí,
Chỉ lối và khiển trách,
Như chỉ chỗ chôn vàng,
Hãy thân cận người trí!
Thân cận người như vậy,
Chỉ tốt hơn, không xấu
Những người hay khuyên dạy,
Ngăn người khác làm ác,
Được người hiền kính yêu,
Bị người ác không thích.
Chớ thân với bạn ác,
Chớ thân kẻ tiểu nhân,
Hãy thân người bạn lành,
Hãy thân bậc thượng nhân.
Pháp hỷ đem an lạc,
Với tâm tư thuần định,
Người trí thường hoan hỷ,
Với pháp bậc Thánh thuyết.
Người trị thủy dẫn nước,
Kẻ làm tên nắn tên,
Người thợ mộc uốn gỗ,
Bậc trí nhiếp tự thân.
Như đá tảng kiên cố,
Không gió nào lay động,
Cũng vậy, giữa khen chê,
Người trí không dao động.
Như hồ nước sâu thẳm,
Trong sáng, không khuấy đục,
Cũng vậy, nghe chánh pháp,
Người trí hưởng tịnh lạc.
Người hiền bỏ tất cả,
Người lành không bàn dục,
Dầu cảm thọ lạc, khổ ,
Bậc trí không vui buồn.
Không vì mình, vì người,
Không cầu được con cái,
Không tài sản quốc độ,
Không cầu mình thành tựu,
Với việc làm phi pháp,
Vị ấy thật trì giới,
Có trí tuệ đúng pháp.
Ít người giữa nhân loại,
Đến được bờ bên kia,
Còn số người còn lại
Xuôi ngược chạy bbờ này.
Nhữngg ai hành trì pháp,
Theeo chánh pháp khéo dạy,
Sẽ đến bờ bên kia,
Vượt ma lực khó thoát.
Kẻ trí bỏ pháp đen,
Tu tập theo pháp trắng,
Bỏ nhà sống không nhà,
Sống viễn ly khó lạc.
Hãy cầu vui niết bàn,
Bỏ dục, không sở hữu,
Kẻ trí tự rữa sạch,
Cấu uế từ nội tâm.
Những ai với chánh tâm,
Khéo tu tập giác chi,
Từ bỏ mọi ái nhiễm,
Hoan hỷ không chấp thủ,
Không lậu hoặc sáng chói,
Sống tịch tịnh ở đời.
Trang Chủ   P.T Pháp Âm  Âm Nhạc  Gởi Thiệp  Hình Ảnh  Lưu Niệm  Phim Truyện
Copyright@2006 - Trung Tâm Phật Giáo - Chùa Việt Nam
10002 Synott Rd, Sugar Land, Texas 77478 .Điện Thoại (281) 575-0910