Từ cổ xưa, sức khoẻ và sự sống lâu đã là một vấn đề được hết thảy mọi người quan tâm và mơ ước. Ngày nay, đời sống càng phát triển, người ta càng khát khao cháy bỏng được mạnh khoẻ, được sống lâu. Nhưng làm thế nào để được mạnh khoẻ và sống lâu?
Theo khoa học, vấn đề quan trọng nhất là bảo vệ môi trường sống, vệ sinh thực phẩm và biết tiết chế, điều độ trong ăn uống.
Chúng ta biết rằng, khoa học ra đời là để phục vụ nhu yếu của con người, nhằm giúp con người sống vui, sống khoẻ và sống lâu. Đó là mục đích và nhiệm vụ thiêng liêng mà các nhà khoa học từ thế hệ này sang thế hệ khác theo đuổi. V
Văn minh máy móc, sự phát kiến thiên văn, địa lý... và sự tiện nghi vật dụng vốn từng được ngỡ là sẽ đem đến hạnh phúc cho nhân loại; nhưng ngày nay, nó đã cho thấy nhiều vấn đề đáng quan ngại của nó. Họ đã bế tắc và chỉ còn cách hướng về Phương Đông, nhất là về đời sống và sinh hoạt của Phật giáo, để mong tìm ra lối giải quyết thích đáng. Và thực sự là Phật giáo đã không phụ niềm tin, hy vọng của họ.
Theo Phật giáo, cơ thể con người là sự phối hợp bất khả phân ly của yếu tố vật lý và tâm lý. Trong đó, Phật giáo chú ý nhiều hơn đến tinh thần, thứ mà nhà Phật gọi là “tâm”. Nhiều Kinh điển Phật giáo đề cập đến phương pháp chăm sóc sức khoẻ và bảo vệ tuổi thọ con người nhưng ở đây, chúng ta giới thiệu một vài phương pháp quen thuộc và cơ bản nhất.
1. Bảo Dưỡng Tâm Trí:
Duy thức học Phật giáo nói: “Tất cả đều do tâm tạo” để nhấn mạnh vai trò của tâm trong việc quyết định sự tồn tại hay không tồn tại của các hiện hữu trong nội tâm cũng như ngoại giới. Cho nên, nếu trạng thái tâm lý không tốt thì dù có ăn uống bao nhiêu cũng vô ích. Ăn là để nuôi phần xác của thân; bảo dưỡng tâm trí là để nuôi phần hồn của thân. Con người muốn khỏe mạnh và sống lâu thìphải chăm sóc cả hai mặt là thể chất và tâm hồn,phải luyện tập, bảo dưỡng cho cả thân xác và thần trí.
Kinh Pháp Cú dạy: “Sung sướng thay chúng ta sống không thù oán giữa những người thù oán. Giữa những người thù oán ta sống không oán thù. Sung sướng thay chúng ta sống không tật bệnh giữa những người tật bệnh. Giữa những người tật bệnh ta sống không tật bệnh.” Nghĩa là, đối với tâm trí, đối với thân thể, khi người ta yêu đời, khi ta không thù hận thì đời sống sẽ trở nên lạc quan, thoát khỏi được sầu bi, chán nản. Chính sự lạc quan đó đã đem lại cho tinh thần sự minh mẫn, sáng suốt, và thể chất lành mạnh.
Thực tế cho thấy, chăm sóc bản thân không phải là hành vi vị kỷ. Bởi vì, chấp thủ để được thỏa mãn hoàn toàn khác hẳn với sự săn sóc bản thân mình. Nếu không có lòng Từ bi, thì tư tưởng và hành động sẽ dựa trên lòng tham nhằm mục đích thỏa mãn vị kỷ. Tâm trí cũng vì vậy mà rối ren bao nỗi âu lo.
Lòng vị kỷ không phải là cách tô bồi bản ngã mà là một sự phá hoại tâm trí đáng sợ. Thế nên, lòng Từ bi chân thực lại là cái đối trị bản ngã, là nước mát tưới tẩm cho tâm. Lòng Từ bi là chiếc cầu nối, là cơ sở tâm linh của hòa bình, còn bản ngã là cái chướng ngại tuy nó luôn tỏ ra là mìnhthông minh và khôn khéo, nhưng thật ra là nó hủy hoại tâm trí chúng ta, cuộc sống của chúng ta.
Mỗi khi chúng ta chiêm nghiệm sâu sắc nỗi khổ đau và cô đơn của chúng ta, chúng ta dễ liên tưởng đến nhiều người khác trên thế giới bằng những cảm xúc tương tự. Chúng ta thấy những điều kiện tạo ra nỗi khổ đau ấy cứ tái diễn mãi không những trong một đời này mà còn trong nhiều đời.
Mỗi khi cảm nhận tất cả những điều ấy, sự cảm thông giữa chúng ta và những người khác tự nhiên nảy sinh một cảm xúc yêu thương, và chúng ta sẽ không còn đối xử tồi tệ với người khác nữa. Chúng ta hiểu dễ dàng hơn các vấn đề của họ, và cũng như chúng ta dễ học cách chữa trị tâm bệnh cho chúng ta. Con người nhờ có cái nhìn rất tâm lý đó mà nảy sinh ra ý niệm vui vẻ cho bản thân và cho cả mọi người.
Khi chúng ta đến với nhau một cách thân thiện, ấm