Tin Cập Nhật
|
|
|
| |
|
Cỡ chữ:
|
Hư Tâm Học Đạo |
Tác giả:
HT. Thích Thiện Siêu |
Chắc ai cũng hiểu rằng, từ khi mới lọt lòng ra cho đến khi hơi thở cuối cùng, trong đời thường chẳng hưởng đặng mấy lần vui. Cơn vui vừa thoáng qua, cơn buồn đã kéo đến. Đã đành sanh, già, chết là bốn cái đại hoạn, không ai tránh khỏi, mà những nỗi đói nghèo áp bức, oán thù gặp gỡ, ân ái xa lìa, hoàn cảnh lôi kéo cũng đủ làm cho chúng sanh đau khổ vô cùng.Nước mắt chảy ra ngập tràn cả đại thiên thế giới, mà vẫn còn dâng lên mãi nếu lòng tham lam dục vọng, nơi mỗi cá nhân cũng như toàn thể, không được vùi dập phần nào, hành vi xấu xa độc ác, ích kỷ hại người không đặng san bằng tiêu diệt do lòng từ bi rộng lớn biết nghĩ đến mình đến người theo công lý và chính đạo. Chúng ta chỉ ngó ngay vào cảnh tượng ngày nay cũng thấy rõ đó là biển nước mắt đau thương bởi cơn cuồng vọng của loài người gây tạo.Thế nên chúng ta tin chắc rằng tất cả đau khổ chỉ có một con đường ra là mọi người biết nhìn nhau bằng cặp mắt từ bi, hay nói một cách khác là mọi người biết tu theo đạo chính đáng giác ngộ.
Xưa nay các bậc Thánh nhân, các vị đã giác ngộ như chư Phật, chư Bồ -tát không vị nào mà không trải qua con dường ấy; cho đến khi dạy người, dạy đời cũng chú trọng ở điều đó.Vậy bất luận người nào ở trong xã hội cũng cần lấy tu làm gốc, nếu không thì tự mình đã hư hỏng, mình đã làm tổn hại cho mình, thì mong giúp ích cho ai nữa?
Đời còn như thế, huống chi đạo Phật, một đạo chú trọng mục đích tự giác giác tha, tự lợi lợi tha hơn cả mà lại không quan tâm đến sự tu sao được. Phật dạy trong kinh Lăng Nghiêm rằng: “ Như tuy lịch kiếp, ức trì Như Lai bí mật diệu nghiêm, bất như nhứt nhựt tu vô lậu nghiệp”. Đại ý nói tuy nhiều kiếp học rộng nghe nhiều nhớ hết tất cả pháp môn của hằng sa chư Phật chỉ dạy, chẳng bằng một ngày chuyên tu nghiệp vô lậu xuất thế. Ấy là lời Phật khuyến cáo Tôn giả A-nan mà cũng là khuyến cáo cái tai hại không tu của chúng ta vậy. Nếu chỉ học mà không tu thì khác nào như người thuộc lòng tấm bản đồ rồi ngồi lỳ một chỗ, chẳng đến đâu được cả.
Thế thì biết Tu la một điều cần yếu. Nhưng hiện nay, nhiều người trong hàng Phật tử chúng ta cũng như một số đông ở ngoài vẫn còn ôm mối nghi ngờ sai lạc. Có người nghĩ rằng Tu là một việc làm quá khó, phải xa gia đình, xã hội để ép mình trong một khuôn khổ hẹp hòi, bít mắt bưng tai trước mọi hoàn cảnh, vứt bỏ bao nhiêu ước mong khoái lạc mà tu hành ủy mị, hằng ngày nghĩ tưởng đến việc gì xa xăm huyền ảo, ỷ lại thần quyền để cầu mong tương lai trường sanh, bất tử hay hưởng quả phúc đời đời. Tu như vậy phỏng có ích lợi gì cho ai? Giả sử tu như vậy mà thành Thánh, thành Thần, hưởng quả phúc thì lối tu ấy cũng chỉ thích hợp với hạng người thiếu nghị lực, hạng ông lão bà già !
Hạng người thứ hai thì trái lại, họ nghĩ rằng Tu là một việc rất hay, là nền tảng cho nhân tâm thuần hậu, cho hòa bình an lạc, vững bền, song khi nào hòa bình đã lan khắp, sanh hoạt được dễ dàng mới có thì giờ nghĩ đến việc tu dưỡng, chứ nhằm lúc đao binh loạn lạc, đói khát tung hoành, chính là lúc phải ra sức dẹp loạn an dân, nỗ lực làm lụng để vãn hồi no ấm, đợi bao giờ tâm thần ổn định mới lo đến chuyện tu.
Những điều nghi hoặc đối với sự tu vẫn còn nhiều nữa, song tóm lại cũng không ngoài hai điều vừa kể trên. Cũng vì như vậy, mà bây giờ hễ nghe nói đến chữ Tu thì người ta đã tưởng tượng ngay một hình dáng yếu hèn, một việc làm quái dị lạc hậu, không phải thời.
Xét kỹ thì hai lối tưởng đó nhiều phần không đúng, song không sai mấy đối với hạng người mệnh danh là tu, mà kỳ thật áp dụng lầm điều không chính đáng! Nếu bây giờ muốn bổ cứu những khuyết điểm trên đây để đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho khỏi phụ lòng tin Phật của chúng ta, thì tưởng cũng nên cùng nhau tìm hiểu rõ chữ Tu trong đạo Phật, trước để tránh khỏi cái nạn xưng càn một khi mình không tu chi cả, sau để khỏi bị e ngại bởi những lời mỉa mai nông cạn có thể làm trở ngại bước đường tu tập chính đáng của chúng ta.
Lẽ dĩ nhiên là ở đây chúng ta hiểu chữ Tu trong đạo Phật, chứ n |
Nguồn:
admin |
Số người xem:
6343
In Bài Này
Xem Góp Ý
Góp Ý
|
|
|
|
|
|
|
Những
Bài cùng Thể Loại :
|
|
Kinh Pháp Cú
|
|
|