Tin Cập Nhật
|
|
|
| |
|
Cỡ chữ:
|
Chữ Hiếu Của Người Xuất Gia |
Tác giả:
Thích Nhuận Ân |
Cứ mỗi độ thu về, mỗi người chúng ta dù là một Phật tử hay đơn thuần chỉ là tín đồ của một tôn giáo nào đi nữa, không ai lại không nhớ đến một ngày thiêng liêng và trọng đại, đó chính là ngày lễ Vu-lan – Rằm tháng bảy. Thật vậy, ngày Vu-lan không chỉ là ngày lễ hội văn hóa truyền thống đặc thù của dân tộc Việt Nam, mà nó còn thể hiện truyền thống đạo đức của người con dân Việt Nam đối với cha mẹ của mình.
Nói đến Vu-lan người ta thầm liên tưởng đến ngày hiếu, ngày mà mỗi người con chúng ta gởi gắm vào đấy tất cả tâm tư và nỗi nhớ về công ơn sanh thành dưỡng dục. Lâu nay đã có bao bài viết, bao tác phẩm, bao kiệt tác bất hủ nói lên công ơn hai đấng sanh thành, cũng như bổn phận của người con hiếu đối với cha mẹ. Nhưng những phần được đề cập ấy, đa số chỉ nói đến bổn phận của người Phật tử tại gia. Chính vì lẽ đó, đã không ít người xuất gia cho rằng, chữ Hiếu chỉ dành riêng cho người Phật tử taïi gia, còn chúng ta, những người xuất gia là những bậc xuất trần, đã cắt ái từ thân, không còn bổn phận với cha mẹ nữa. Nhưng thật ra, nói như vậy là đã quên nghĩ đến việc thân này từ đâu mà có. Phải chăng nhờ vào sự cưu mang và nuôi dưỡng của cha mẹ ? Cũng vậy, quả vị Vô thượng Bồ-đề mà Ðức Phật chứng đạt, một phần là nhờ có những duyên lành này mà được thành tựu. Vì vậy, Ngài dạy rằng: “Hiếu thuận như một nguyên tắc đạo đức, nó trở thành mọi giới điều buộc mọi người phải tuân giưõ”. Trong đó, cha mẹ là nhân duyên đầu tiên và trước hết. Ðiều ở đây muốn nói, chính là vấn đề hàng xuất gia báo hiếu không phải bằng vật chất, hay những món ngon vật lạ dâng cúng cho cha mẹ như quan niệm thường tình ở thế gian. Bổn phận chính đáng của chúng ta ngoài những việc ấy là đem lại cho cha mẹ chánh kiến và chánh tín đối với ngôi Tam bảo, hướng dẫn cha mẹ vào con đường giải thoát, xa lìa sanh tử khổ đau. Cách báo hiếu ấy, đối với người xuất gia là một việc làm thiết thực đúng theo lời Phật dạy và có nhiều thuận duyên hơn cả. Trong Tăng Chi Bộ Kinh, Ðức Phật đã dạy: “Những ai đền ơn bằng cách nuôi dưỡng, cúng dường cha mẹ với của cải, vật chất, tiền bạc,... thời không bao giờ đủ trả ơn cho cha mẹ. Nhưng này các Tỳ-kheo, ai đối với cha mẹ không có lòng tin thì khuyến khích cho cha mẹ an trú vào lòng tin. Ðoái với cha mẹ theo ác giới thì khuyến khích hướng dẫn cha mẹ an trú vào thiện giới... Cho đến như vậy, này các Tỳ-kheo, tức là làm đủ và trả ơn đủ cho cha và mẹ.” Thật vậy, trong xã hội ngày nay, không ít những bậc cha mẹ đang sống trong giàu sang, tiện nghi đầy đủ do con cái mang lại. Thế nhưng hàng ngày hàng giờ họ phải sống trong tâm trạng khổ đau bởi sự ràng buộc của tiền tài vật chất và dường như sự ràng buộc ấy dần đã trở thành một phần cuộc sống của họ từ bao giờ. Người xuất gia tuy không có đầy đủ phương tiện vật chất như những người thế tục, nhưng chúng ta luôn sống trong niềm vui của tỉnh thức, vì đã đổi những vật chất bình thường để nhận lấy những gì cao quý hơn, đó là sự giải thoát và an lạc, để rồi cùng hướng dẫn cha mẹ trở về an trú trong niềm an lạc vô biên của hiện tại và tương lai. Ngược dòng thời gian của lịch sử, chúng ta sẽ thấy một hình ảnh vô cùng cao đẹp của Ðức Từ phụ Thích Ca Mâu Ni, khi còn là một Thái tử ở vương triều. Dầu đang sống trong cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con ngoan, bên sự thương yêu chìu chuộng của bậc song thân khả kính, nhưng Ngài đã từ bỏ tất cả để đổi lấy một cuộc sống bình thường giản dị, hầu tìm ra con đường giải thoát và giác ngộ. Với quan niệm thường tình, có lẽ một số người sẽ vội cho rằng Ngài thật bất hiếu vô tâm, vì đã ra đi để lại sau lưng hai đấng sanh thành đang mỏi mòn thất vọ |
Nguồn:
admin |
Số người xem:
3978
In Bài Này
Xem Góp Ý
Góp Ý
|
|
|
|
|
|
|
Những
Bài cùng Thể Loại :
|
|
Kinh Pháp Cú
|
|
|