Trang Chủ Chương Trình Phát Thanh Pháp Âm Quà Tặng Âm Nhạc Hình Ảnh Sinh Hoạt Vài Dòng Lưu Niệm Phim Truyện Phật Giáo và Phim Lễ Hội Tu Viện Hương Nghiêm Web Master
  Đức Phật dạy :  Quá khứ không truy tìm, Tương lai không ước vọng; Quá khứ đã đoạn diệt, Tương lai thì chưa đến; Chỉ có pháp hiện tại, Tuệ quán chính ở đây; Không động không rung chuyển, Biết vậy nên tu tập
      Giới Thiệu
      Tin Tức Sinh Hoạt
      Kinh Tạng
      Luật Tạng
      Luận Tạng
      Phật Học Căn Bản
      Tư Tưởng Phật Học
      Lịch Sử Phật Giáo
      Thiền Học Phật Giáo
      Triết Học Phật Giáo
      Văn Học Phật Giáo
      Giáo Dục Phật Giáo
      Nghi Lễ Phật Giáo
      Từ Bi Foundation
      GĐPT Huyền Quang
      Truyên Phật Giáo
Nhập Từ khóa cần tìm:
Xin nhập Tiếng Việt đã có sẳn:
    
Tin Cập Nhật
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 3 Tháng 11 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 2 Tháng 11 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 1 Tháng 11 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 4 Tháng 10 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 3 Tháng 10 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 1 Tháng 10 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 2 Tháng 9 Năm 2024
Tâm Thư Cứu Trợ
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 1 Tháng 9 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 1 Tháng 8 Năm 2024
      Trang Chủ
Những Bài Viết Cùng Thể Loại

     Khoa học càng phát triển, con người càng có cơ hội   hiểu thêm nhiều điều Đức Phật dạy. Giới khoa học bắt đầu tìm cách giải thích những hiện tượng, những triết lý, tâm lý… được Đức Phật nói đến trong kinh điển, như họ đã từng nghiên cứu, lý giải về các hiện tượng trong thiên nhiên, trong vũ trụ và con người. Thế nhưng, khi bắt tay vào công việc đó, họ đã gặp không ít những khó khăn, trở ngại. Có những khó khăn đi đến bế tắc. Như chuyện về xá lợi chẳng hạn. 

Xem tiếp...

     Nói về nữ huynh trưởng GĐPT Yến Phi vị pháp thiêu thân, nhà thơ Mai Khắc Huy viết: "Bên biển Đông thét gào sóng dậy. Bỗng bừng lên ánh lửa oai hùng. Lửa Từ bi rực sáng trời Đông. Trong huyết quản máu hồng ngưng chảy. Lửa Yến Phi bừng cháy…”. Thật vậy, chính sự hy sinh vô úy của chị đã góp phần làm rạng ngời ánh Đạo, khi Phật giáo đang đối mặt với sự đàn áp của chế độ Ngô Đình Diệm.

Xem tiếp...

      Trong sách Đền Hùng – di tích và cảnh quan, tác giả cho biết: “Núi Hùng còn được gọi là núi Nghĩa Lĩnh, Nghĩa Cương, núi Cả, Hy Sơn, Bảo Thiếu Lĩnh, Bảo Thiếu Sơn” (1). Trong các tên gọi này, hai tên gọi “Bảo Thiếu Lĩnh” và “Bảo Thiếu Sơn”, theo tôi là điều đáng ngờ, bởi lẽ, núi Hùng là ngọn núi Cả thiêng liêng, ở đó có ba đỉnh núi được xưng tụng là “Tam Sơn cấm địa”, được nhân dân ta coi là nơi phát nguyên của dân tộc nên khó mà coi đó là Thiếu Lĩnh (lĩnh/ lãnh: đỉnh núi trẻ) hay Thiếu Sơn (núi trẻ). Theo tôi có lẽ đây là cách ghi âm chưa được chính xác của từ “Thứu”, cụ thể là Bảo Thứu Lĩnh, Bảo Thứu Sơn. Theo sự đoán định này, núi Hùng, (núi Nghĩa Lĩnh, Nghĩa Cương, núi Cả, Hy Sơn) còn được coi là (Bảo) Thứu Lĩnh/ Thứu Sơn  - tức cách gọi tôn vinh các ngọn núi thiêng theo cảm thức lịch sử - văn hóa Phật giáo. Nói cách khác, trong diễn trình của lịch sử, di tích và cảnh quan đền Hùng đã từng trải qua một lớp ảnh hưởng của Phật giáo.

Xem tiếp...

     Sự xuất hiện của Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni trong thế giới loài người là một vinh hiển cho con người và cuộc đời. Ngài là kết tinh của muôn ngàn hương hoa “từ bi” và “trí tuệ, là hiện thân của chân lý, là điềm lành cho hết thảy chúng sinh trong tam thiên đại thiên thế giới. “Nếu cõi đời không đau khổ, tối tăm, điức Phật đã chẳng xuất hiện ở đời”.

Xem tiếp...
NALANDÀ MỚI (MAHAVIHARA)

Với núi dài, đồng rộng, hố sâu thẳm,
Người giữ gìn tăng trưởng Bồ-đề tám.
Chân thành ta cảm ơn người.
Và mong được sống bên người muôn năm. (T.C.)
Mục đích thành lập
Xem tiếp...
Indra phân cách Nalandà
Cảnh trí xem ra thật mặt mà
Chùa thấp lấp vùi trong đất đỏ
Giảng đường vươn dậy giữa muôn hoa
Nghìn năm lịch sử còn ghi dấu
Xán lạn ngày mai đến chẳng xa
Gương biếc Huyền Trang in bóng cũ,
Ðậm đà vui đón khách phương xa.(T.C)
Nếu Lâm-tỳ-ni là Thánh địa, bởi đức Phật giáng sanh ở đó thì Nalanda là đất thiêng đã chứng kiến sự xuất hiện của hai vị đệ tử của Ngài là Tôn giả Xá-lợi-phất và Tôn giả Mục-Kiền-Liên. Ðức Phật đã tán thán hai ngài: "Nay các Tỳ-kheo trong hàng đệ tử của Như Lai, người có đại trí tuệ là Xá-lợi-phát và người có đại thần thông là Mục-Kiền-Liên".
Xem tiếp...
ELEPHANTA VÀ KANHERI

Những địa điểm chót trong chương trình chiêm bái của chúng tôi là Elephanta và Kanheri đều ở gần Bombay, một đô thị phồn thịnh nằm bên bờ Ấn Ðộ Dương. Ðô thị này được Âu hóa sớm hơn các đô thị khác ở Ấn, sạch sẽ rộng lớn, với rất nhiều xưởng kỹ nghệ ở ngoại ô. Hầu hết vật dụng hằng ngày của dân chúng Ấn Ðộ, như vải bố, thuốc men, máy móc.... đều được chế tạo tại đây. Bombay nằm trên trục giao thông từ Âu sang Á thuận lợi cả đường thủy, đường bộ và đường hàng không, cho nên nó đang đóng vai trò quan trọng về kinh tế ở Ấn Ðộ. Từ lối tổ chức đến cách kiến trúc đều phỏng theo các thành phố ở Anh quốc.
Xem tiếp...
SANCHI

Ðức Phật do muôn ngàn bàn tay đẹp lanh từ xưa đến nay đã tạo khắc Ngài vào đá, đồng, cẩm thạch, là biểu trưng của nền văn hóa Ấn Ðộ hay ít nhất cũng là một khía cạnh của nó.
"Ðức Phật tĩnh tọa trên tòa sen bất động trước vật dục, chẳng nao núng vì bão tố thế gian. Ngài ngự vào nơi cao vời!
"Tuy nhiên nếu quan sát kỹ chúng ta sẽ thấy sau sự trầm tĩnh bất động ấy có một đại nguyện từ bi kỳ diệu và mạnh mẽ hơn dục vọng và tình cảm của chúng ta rất nhiều.
Xem tiếp...
ÐỘNG AJANTÀ VÀ HANG ELLORA

Cả ngày 30-10-61, chúng tôi ở trên chuyến tàu suốt từ Sanchi đến Jalgaon. Vì hành khách quá đông, chúng tôi phải ngồi ở hai toa khác nhau, tôi và thầy Huyền Vi ngồi một toa, thầy Thiện Châu và vị sư người Ðức ngồi một toa. Cũng là một dịp hay để chúng tôi được nói chuyện với người Ấn cùng một toa; và ở đây, chúng tôi được thấy sự lịch thiệp nhã nhặn của một số trí thức Ấn Ðộ đối với chúng tôi.
Xem tiếp...
Trên con đường về ga Shorasgarh, chúng tôi bùi ngùi cho cảnh suy tàn của thành Ca-tỳ-la-vệ và lưu luyến các bà con huynh đệ trong dòng họ Thích. Nghĩ đến cuộc thịnh suy của đời và chứng kiến cảnh kẻ ở người đi, lòng chúng tôi như vương nặng một nỗi buồn man mác.
"Thương hải biến vi tang điền" thật là rõ rệt. Thành Ca-tỳ-la-vệ trước đây khi vua Tịnh Phạn đang trị vì, có biết bao cung điện, lâu đài đồ sộ nguy nga, biết bao kỳ hoa dị thảo, cảnh đẹp nên thơ, biết bao xe cộ tấp nập quanh thành, biết bao phố phường nhà cửa bao bọc. Nhưng thời hưng thịnh này còn đâu! Chỉ còn ít khóm cây xơ xác, những mái tranh im lìm,
Xem tiếp...
Trở Về Tiếp Theo
Kinh Pháp Cú
Nếu thấy bậc hiền trí,
Chỉ lối và khiển trách,
Như chỉ chỗ chôn vàng,
Hãy thân cận người trí!
Thân cận người như vậy,
Chỉ tốt hơn, không xấu
Những người hay khuyên dạy,
Ngăn người khác làm ác,
Được người hiền kính yêu,
Bị người ác không thích.
Chớ thân với bạn ác,
Chớ thân kẻ tiểu nhân,
Hãy thân người bạn lành,
Hãy thân bậc thượng nhân.
Pháp hỷ đem an lạc,
Với tâm tư thuần định,
Người trí thường hoan hỷ,
Với pháp bậc Thánh thuyết.
Người trị thủy dẫn nước,
Kẻ làm tên nắn tên,
Người thợ mộc uốn gỗ,
Bậc trí nhiếp tự thân.
Như đá tảng kiên cố,
Không gió nào lay động,
Cũng vậy, giữa khen chê,
Người trí không dao động.
Như hồ nước sâu thẳm,
Trong sáng, không khuấy đục,
Cũng vậy, nghe chánh pháp,
Người trí hưởng tịnh lạc.
Người hiền bỏ tất cả,
Người lành không bàn dục,
Dầu cảm thọ lạc, khổ ,
Bậc trí không vui buồn.
Không vì mình, vì người,
Không cầu được con cái,
Không tài sản quốc độ,
Không cầu mình thành tựu,
Với việc làm phi pháp,
Vị ấy thật trì giới,
Có trí tuệ đúng pháp.
Ít người giữa nhân loại,
Đến được bờ bên kia,
Còn số người còn lại
Xuôi ngược chạy bbờ này.
Nhữngg ai hành trì pháp,
Theeo chánh pháp khéo dạy,
Sẽ đến bờ bên kia,
Vượt ma lực khó thoát.
Kẻ trí bỏ pháp đen,
Tu tập theo pháp trắng,
Bỏ nhà sống không nhà,
Sống viễn ly khó lạc.
Hãy cầu vui niết bàn,
Bỏ dục, không sở hữu,
Kẻ trí tự rữa sạch,
Cấu uế từ nội tâm.
Những ai với chánh tâm,
Khéo tu tập giác chi,
Từ bỏ mọi ái nhiễm,
Hoan hỷ không chấp thủ,
Không lậu hoặc sáng chói,
Sống tịch tịnh ở đời.
Trang Chủ   P.T Pháp Âm  Âm Nhạc  Gởi Thiệp  Hình Ảnh  Lưu Niệm  Phim Truyện
Copyright@2006 - Trung Tâm Phật Giáo - Chùa Việt Nam
10002 Synott Rd, Sugar Land, Texas 77478 .Điện Thoại (281) 575-0910