Trang Chủ Chương Trình Phát Thanh Pháp Âm Quà Tặng Âm Nhạc Hình Ảnh Sinh Hoạt Vài Dòng Lưu Niệm Phim Truyện Phật Giáo và Phim Lễ Hội Tu Viện Hương Nghiêm Web Master
  Đức Phật dạy :  Quá khứ không truy tìm, Tương lai không ước vọng; Quá khứ đã đoạn diệt, Tương lai thì chưa đến; Chỉ có pháp hiện tại, Tuệ quán chính ở đây; Không động không rung chuyển, Biết vậy nên tu tập
      Giới Thiệu
      Tin Tức Sinh Hoạt
      Kinh Tạng
      Luật Tạng
      Luận Tạng
      Phật Học Căn Bản
      Tư Tưởng Phật Học
      Lịch Sử Phật Giáo
      Thiền Học Phật Giáo
      Triết Học Phật Giáo
      Văn Học Phật Giáo
      Giáo Dục Phật Giáo
      Nghi Lễ Phật Giáo
      Từ Bi Foundation
      GĐPT Huyền Quang
      Truyên Phật Giáo
Nhập Từ khóa cần tìm:
Xin nhập Tiếng Việt đã có sẳn:
    
Tin Cập Nhật
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 2 Tháng 12 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 1 Tháng 12 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 3 Tháng 11 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 2 Tháng 11 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 1 Tháng 11 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 4 Tháng 10 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 3 Tháng 10 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 1 Tháng 10 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 2 Tháng 9 Năm 2024
Tâm Thư Cứu Trợ
      Trang Chi Tiết
Cỡ chữ:  Thu nhỏ Phóng to
Trái Tim Không Nói Hận Thù
Tác giả: Thích Nguyên Hùng
     

     Khoa học càng phát triển, con người càng có cơ hội   hiểu thêm nhiều điều Đức Phật dạy. Giới khoa học bắt đầu tìm cách giải thích những hiện tượng, những triết lý, tâm lý… được Đức Phật nói đến trong kinh điển, như họ đã từng nghiên cứu, lý giải về các hiện tượng trong thiên nhiên, trong vũ trụ và con người. Thế nhưng, khi bắt tay vào công việc đó, họ đã gặp không ít những khó khăn, trở ngại. Có những khó khăn đi đến bế tắc. Như chuyện về xá lợi chẳng hạn. 

     Trước đây, người ta không tin là có xá lợi Phật. Mãi đến năm 1997, ông W.C. Peppé, người Pháp, đã tiến hành khảo cổ tại vùng Pìpràvà, phía Nam Népal. Kết quả khảo cổ đã tìm thấy một cái hộp bằng đá khá lớn, trong đó có chứa hai cái bình bằng đá và vài dụng cụ bằng đá khác như tách trà… Hai bình đá một lớn một nhỏ đều có chứa những viên xá lợi. Bình đá nhỏ dạng hình cầu, chia thành hai phần thượng hạ. Nửa phần trên có hình tay cầm, khắc niên đại của vua A Dục bằng lối văn tự Brahmì, và người ta đã đọc được nội dung của nó như sau: "Đây là xá lợi của Đức Phật. Phần xá lợi này do bộ tộc Sakya, nước Savatthi phụng thờ" (Theo Phật Quang từ điển). Sự khám phá này đã chứng minh những gì được ghi lại trong kinh Trường A Hàm và rải rác ở những kinh khác về việc phân chia xá lợi thành tám phần cho tám quốc gia cổ đại khi Phật nhập Niết bàn là hoàn toàn sự thật. Kinh ghi: "Như vậy, xá lợi Phật được chia thờ ở tám tháp, tháp thứ chín là cái bình, tháp thứ mười là tháp tro, tháp thứ mười một là tháp tóc, thờ tóc Phật khi còn tại thế" (Đại chính tạng, Trường A Hàm I, Du hành kinh). 

     Trải qua hơn hai mươi lăm thế kỷ, xá lợi Phật vẫn còn nguyên vẹn, lấp lánh sắc màu. Xương cốt con người sao mầu nhiệm đến thế?

     Trong cõi giới mong manh tạm bợ vô thường này, tất cả mọi thứ đều bị hủy diệt hết. Có cái tàn hoại nhanh chóng, có cái biến hoại từ từ, bởi thời gian, bởi sự tàn phá của con người, của thiên nhiên. Không mất, nhưng không còn nguyên vẹn nguyên thủy. Nó phải chuyển sang dạng khác, cái khác, rất khác với nó trước kia, đến nỗi nhìn không ra. "Sông kia giờ đã nên đồng, chỗ làm nhà cửa chỗ trồng ngô khoai". Vậy mà xá lợi, chẳng phải kim loại, chẳng phải phi kim, chẳng phải kim cương, là tro cốt còn lại của người tu sau khi hỏa táng, đốt hoài không cháy (toái thân xá lợi), mà người tu là con người do cha mẹ sinh ra, bằng xương bằng thịt, lại còn mãi, thậm chí còn nguyên vẹn cả thân hình (toàn thân xá lợi), thách thức với thời gian, trơ gan cùng tuế nguyệt, chẳng mảy may hư hao, lại còn lấp lánh sắc màu. Làm sao giải thích? 

     Đối với Phật giáo, một tôn giáo vốn được khai sinh từ sự giác ngộ của Đức Phật về nguyên lý Duyên khởi, thì không có một hiện tượng nào hiện hữu vô lý mà không có nguyên do của nó, kể cả sự kiện lưu xá lợi. Khi Đức Phật tuyên thuyết kinh Pháp Hoa, từ dưới đất bỗng vọt lên một tòa tháp lộng lẫy, trong đó lại vang lên âm thanh vi diệu tán thán Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có thể tuyên thuyết cho đại hội các chúng về bản kinh của tuệ giác bình đẳng vĩ đại, chứng thật cho những điều Đức Thích Ca nói đều là chân thật. Sự kiện này đã khiến cho đại chúng ngơ ngác không hiểu vì sao. Đức Phật giải thích: "Khi còn đi trên đường đi của Bồ tát, Đức Đa Bảo Phật Đà có phát lời nguyện trọng đại, nguyện rằng nếu được trở thành Phật Đà thì sau khi nhập diệt, trong mười phương quốc độ, chỗ nào có Phật nói kinh Pháp Hoa, bảo tháp của Như Lai cũng sẽ xuất hiện trước chỗ ấy để nghe kinh ấy, và làm chứng cho kinh ấy bằng cách tán dương rằng tốt lắm". (Kinh Pháp Hoa, phẩm Bảo tháp xuất hiện, HT. Trí Quang dịch).

     Như vậy, việc lưu xá lợi là do bi nguyện của chư Phật và Bồ tát. Ở đây, chúng ta tìm thấy lời phát nguyện của đức Phật Đa Bảo khi còn hành Bồ tát đạo, muốn làm chứng cho những Đức Thế Tôn nào tuyên thuyết kinh Pháp Hoa mà lưu lại toàn thân xá lợi. Chúng ta có thể nói, lưu

Nguồn: admin
Số người xem: 4269      In Bài Này     Xem Góp Ý     Góp Ý
    Những Bài cùng Thể Loại :
Ngọn Lửa Yến Phi
Bóng Phật Trên Núi Hùng
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Đường Về Xứ Phật - 12
Đường Về Xứ Phật - 11
Đường Về Xứ Phật - 10
Đường Về Xứ Phật - 9
Đường Về Xứ Phật - 8
Đường Về Xứ Phật - 7
Đường Về Xứ Phật - 6
1 2 3 4 5
Kinh Pháp Cú
Nếu thấy bậc hiền trí,
Chỉ lối và khiển trách,
Như chỉ chỗ chôn vàng,
Hãy thân cận người trí!
Thân cận người như vậy,
Chỉ tốt hơn, không xấu
Những người hay khuyên dạy,
Ngăn người khác làm ác,
Được người hiền kính yêu,
Bị người ác không thích.
Chớ thân với bạn ác,
Chớ thân kẻ tiểu nhân,
Hãy thân người bạn lành,
Hãy thân bậc thượng nhân.
Pháp hỷ đem an lạc,
Với tâm tư thuần định,
Người trí thường hoan hỷ,
Với pháp bậc Thánh thuyết.
Người trị thủy dẫn nước,
Kẻ làm tên nắn tên,
Người thợ mộc uốn gỗ,
Bậc trí nhiếp tự thân.
Như đá tảng kiên cố,
Không gió nào lay động,
Cũng vậy, giữa khen chê,
Người trí không dao động.
Như hồ nước sâu thẳm,
Trong sáng, không khuấy đục,
Cũng vậy, nghe chánh pháp,
Người trí hưởng tịnh lạc.
Người hiền bỏ tất cả,
Người lành không bàn dục,
Dầu cảm thọ lạc, khổ ,
Bậc trí không vui buồn.
Không vì mình, vì người,
Không cầu được con cái,
Không tài sản quốc độ,
Không cầu mình thành tựu,
Với việc làm phi pháp,
Vị ấy thật trì giới,
Có trí tuệ đúng pháp.
Ít người giữa nhân loại,
Đến được bờ bên kia,
Còn số người còn lại
Xuôi ngược chạy bbờ này.
Nhữngg ai hành trì pháp,
Theeo chánh pháp khéo dạy,
Sẽ đến bờ bên kia,
Vượt ma lực khó thoát.
Kẻ trí bỏ pháp đen,
Tu tập theo pháp trắng,
Bỏ nhà sống không nhà,
Sống viễn ly khó lạc.
Hãy cầu vui niết bàn,
Bỏ dục, không sở hữu,
Kẻ trí tự rữa sạch,
Cấu uế từ nội tâm.
Những ai với chánh tâm,
Khéo tu tập giác chi,
Từ bỏ mọi ái nhiễm,
Hoan hỷ không chấp thủ,
Không lậu hoặc sáng chói,
Sống tịch tịnh ở đời.
Trang Chủ   P.T Pháp Âm  Âm Nhạc  Gởi Thiệp  Hình Ảnh  Lưu Niệm  Phim Truyện
Copyright@2006 - Trung Tâm Phật Giáo - Chùa Việt Nam
10002 Synott Rd, Sugar Land, Texas 77478 .Điện Thoại (281) 575-0910