Trang Chủ Chương Trình Phát Thanh Pháp Âm Quà Tặng Âm Nhạc Hình Ảnh Sinh Hoạt Vài Dòng Lưu Niệm Phim Truyện Phật Giáo và Phim Lễ Hội Tu Viện Hương Nghiêm Web Master
  Đức Phật dạy :  Quá khứ không truy tìm, Tương lai không ước vọng; Quá khứ đã đoạn diệt, Tương lai thì chưa đến; Chỉ có pháp hiện tại, Tuệ quán chính ở đây; Không động không rung chuyển, Biết vậy nên tu tập
      Giới Thiệu
      Tin Tức Sinh Hoạt
      Kinh Tạng
      Luật Tạng
      Luận Tạng
      Phật Học Căn Bản
      Tư Tưởng Phật Học
      Lịch Sử Phật Giáo
      Thiền Học Phật Giáo
      Triết Học Phật Giáo
      Văn Học Phật Giáo
      Giáo Dục Phật Giáo
      Nghi Lễ Phật Giáo
      Từ Bi Foundation
      GĐPT Huyền Quang
      Truyên Phật Giáo
Nhập Từ khóa cần tìm:
Xin nhập Tiếng Việt đã có sẳn:
    
Tin Cập Nhật
Kết Quả Vé Số Ngày Lễ Khánh Thành và Lễ Hội Quan Âm
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 3 Tháng 3 Năm 2025
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 2 Tháng 3 Năm 2025
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 1 Tháng 3 Năm 2025
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 4 Tháng 2 Năm 2025
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 3 Tháng 2 Năm 2025
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 2 Tháng 2 Năm 2025
Thông Bạch Đại Lễ Khánh Thành Ngôi Đại Hùng Bảo Điện và Lễ Hội Quan Âm
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 1 Tháng 2 Năm 2025
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 4 Tháng 1 Năm 2025
      Trang Chi Tiết
Cỡ chữ:  Thu nhỏ Phóng to
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Tác giả: HT. Thích Đức Nhuận
     

     Sự xuất hiện của Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni trong thế giới loài người là một vinh hiển cho con người và cuộc đời. Ngài là kết tinh của muôn ngàn hương hoa “từ bi” và “trí tuệ, là hiện thân của chân lý, là điềm lành cho hết thảy chúng sinh trong tam thiên đại thiên thế giới. “Nếu cõi đời không đau khổ, tối tăm, điức Phật đã chẳng xuất hiện ở đời”.

Ngài ra đời, vì mục đích trọng đại là Khai thị ngộ nhập Phật tri kiến cho chúng sinh, nên dù chúng ta có là Phật tử hay không, thiết tưởng cũng cần biết sơ lược về lịch sử, những diễn biến lớn của cuộc đời Ngài, là Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni, vị giáo chủ khai sáng đạo Phật.
Ở đây, ta hãy tìm hiểu những nét chính của lịch sử ấy.

NIÊN ÐẠI ÐẢN SINH

Có nhiều thuyết khác nhau. Theo thuyết phổ thông hiện nay, đức Phật đản sinh thành đạo, niết bàn nhằm ngày trăng tròn tháng Vesak của xứ Ấn Ðộ, tức là ngày 15 tháng 4 âm lịch năm 623 trước Jésus Chirst ra đời. Như vậy, tính từ khi đức Phật đản sinh đến nay là 2.595 – 1971, nhưng cuộc đại hội nghị Phật giáo thế giới kỳ II tại Tokyo (Nhật Bản) năm 1952, đã quyết định lấy năm đức Phật niết bàn làm ngày kỷ niệm “Phật lịch” thống nhất cho toàn thế giới = 2.515 – 1971.
Và, từ ngày ấy đến nay, trong lịch sử nhân loại, đã trải qua bao nhiêu biến cố hưng suy, nhưng đạo Phật vẫn tồn tại và triển khai, vẫn sống và vẫn sáng.

THÂN THẾ VÀ NƠI SINH THÁI TỬ

Thái tử Siddhartha (Sĩ Ðạt Ta) thuộc giai cấp Satriya (Sát Ðế lị) giòng Cakya (Thích Ca) một đại quý tộc ở Ấn Ðộ, con hoàng đế Cuddhodana (Tịnh Phạn) và hoàng hậu Mâyâdevi (Tịnh Diệu). Sử chép gần ngày sinh thái tử, hoàng hậu phải trở về kinh đô Devadaha nước (Câu li) – theo cổ tục đàn bà có mang phải về quê cha mẹ mình để sinh – và đản sinh thái tử ở vườn hoa Lumbini (Lâm Tì Ni), bên gốc cây Asaka (Vô Ưu), nay là xã Ruminidhehi, thuộc quả hạt Aouth, phía tây nam xứ Népal và phía đông Rapti. Toàn cõi Ấn Ðộ chia làm nhiều tiểu quốc... Kinh thành chính nhà vua lúc bấy giờ có tên là Kapilavastu (Ca Tì La Vệ), nơi phát sinh đấng Ðại từ bi phụ của hết thảy chúng sinh trong cõi tam thiên đại thiên thế giới.
Ðản sinh thái tử được 7 ngày thì hoàng hậu Mâyâdevi tạ thế. Sau nhờ bà dì là Mahâprajâpati Gautami (Ma Ha Ba Xà Ba Ðề) trông non, nuôi dưỡng thái tử cho đến khi ttrưởng thành.
Năm 1806, người ta tìm được ra một trụ đá của vua Asoka có khắc hàng chữ: “chỗ này là vườn Lumbini (lâm Tì Ni), nơi đức Phật đản sinh”.

HÌNH TƯỚNG VÀ TƯ CHẤT

Thái tử có 32 tướng quí, 80 vẻ đẹp. Nhà tiên tri Asita ( A Tư Ðà) khi xem tướng thái tử, có nói : “ Nếu thái tử ở tại gia sẽ là một vị vua trên hết các vị vua chúa trong hoàn cầu, ngự trị cả năm châu; nhưng chữ vạn nổi ở trên ngực là điềm báo trước thái tử sẽ xuất gia thành Phật, làm chủ cả tam giới, dắt đường chỉ nẻo cứu độ cho hết thảy chúng sinh”.
Năm thái tử lên 7 tuổi, cha cho mời các đạo sĩ trứ danh thời bấy giờ vào dạy : Như học văn ông Visvamistra (Tì Mật Ðà La) và học võ ông Ksantidiva (San Ðề Ðề Bà), không bao lâu thái tử trở nên bậc văn võ toàn tài, tinh thông, và sở trường hơn hết là các môn nghị luận, triết lý , văn chương... Thái tử là vị thiếu niên bác học đương thời vậy.
Năm 16 tuổi, thái tử vâng lệnh vua cha kết hôn với công nương Yasôddhara (Da Du Ðà La) và sinh hạ được một người con trai tên là Rahula (La Hầu La).

LÝ DO XUẤT GIA

Hiện trạng xã hội Ấn Ðộ lúc bấy giờ luôn luôn sống trong tình trạng báo động, nghi ngờ, áp

Nguồn: admin
Số người xem: 4307      In Bài Này     Xem Góp Ý     Góp Ý
    Những Bài cùng Thể Loại :
Trái Tim Không Nói Hận Thù
Ngọn Lửa Yến Phi
Bóng Phật Trên Núi Hùng
Đường Về Xứ Phật - 12
Đường Về Xứ Phật - 11
Đường Về Xứ Phật - 10
Đường Về Xứ Phật - 9
Đường Về Xứ Phật - 8
Đường Về Xứ Phật - 7
Đường Về Xứ Phật - 6
1 2 3 4 5
Kinh Pháp Cú
Nếu thấy bậc hiền trí,
Chỉ lối và khiển trách,
Như chỉ chỗ chôn vàng,
Hãy thân cận người trí!
Thân cận người như vậy,
Chỉ tốt hơn, không xấu
Những người hay khuyên dạy,
Ngăn người khác làm ác,
Được người hiền kính yêu,
Bị người ác không thích.
Chớ thân với bạn ác,
Chớ thân kẻ tiểu nhân,
Hãy thân người bạn lành,
Hãy thân bậc thượng nhân.
Pháp hỷ đem an lạc,
Với tâm tư thuần định,
Người trí thường hoan hỷ,
Với pháp bậc Thánh thuyết.
Người trị thủy dẫn nước,
Kẻ làm tên nắn tên,
Người thợ mộc uốn gỗ,
Bậc trí nhiếp tự thân.
Như đá tảng kiên cố,
Không gió nào lay động,
Cũng vậy, giữa khen chê,
Người trí không dao động.
Như hồ nước sâu thẳm,
Trong sáng, không khuấy đục,
Cũng vậy, nghe chánh pháp,
Người trí hưởng tịnh lạc.
Người hiền bỏ tất cả,
Người lành không bàn dục,
Dầu cảm thọ lạc, khổ ,
Bậc trí không vui buồn.
Không vì mình, vì người,
Không cầu được con cái,
Không tài sản quốc độ,
Không cầu mình thành tựu,
Với việc làm phi pháp,
Vị ấy thật trì giới,
Có trí tuệ đúng pháp.
Ít người giữa nhân loại,
Đến được bờ bên kia,
Còn số người còn lại
Xuôi ngược chạy bbờ này.
Nhữngg ai hành trì pháp,
Theeo chánh pháp khéo dạy,
Sẽ đến bờ bên kia,
Vượt ma lực khó thoát.
Kẻ trí bỏ pháp đen,
Tu tập theo pháp trắng,
Bỏ nhà sống không nhà,
Sống viễn ly khó lạc.
Hãy cầu vui niết bàn,
Bỏ dục, không sở hữu,
Kẻ trí tự rữa sạch,
Cấu uế từ nội tâm.
Những ai với chánh tâm,
Khéo tu tập giác chi,
Từ bỏ mọi ái nhiễm,
Hoan hỷ không chấp thủ,
Không lậu hoặc sáng chói,
Sống tịch tịnh ở đời.
Trang Chủ   P.T Pháp Âm  Âm Nhạc  Gởi Thiệp  Hình Ảnh  Lưu Niệm  Phim Truyện
Copyright@2006 - Trung Tâm Phật Giáo - Chùa Việt Nam
10002 Synott Rd, Sugar Land, Texas 77478 .Điện Thoại (281) 575-0910