Tin Cập Nhật
|
|
|
| |
|
Cỡ chữ:
|
Đường Về Xứ Phật - 7 |
Tác giả:
Minh Châu, Thiện Châu, Huyền Vi, Pasadika |
Trên con đường về ga Shorasgarh, chúng tôi bùi ngùi cho cảnh suy tàn của thành Ca-tỳ-la-vệ và lưu luyến các bà con huynh đệ trong dòng họ Thích. Nghĩ đến cuộc thịnh suy của đời và chứng kiến cảnh kẻ ở người đi, lòng chúng tôi như vương nặng một nỗi buồn man mác.
"Thương hải biến vi tang điền" thật là rõ rệt. Thành Ca-tỳ-la-vệ trước đây khi vua Tịnh Phạn đang trị vì, có biết bao cung điện, lâu đài đồ sộ nguy nga, biết bao kỳ hoa dị thảo, cảnh đẹp nên thơ, biết bao xe cộ tấp nập quanh thành, biết bao phố phường nhà cửa bao bọc. Nhưng thời hưng thịnh này còn đâu! Chỉ còn ít khóm cây xơ xác, những mái tranh im lìm, dân chúng thì lưa thưa nghèo khổ. Trong khi bùi ngùi cám cảnh, tôi liền nhớ đến lời Phật dạy: "Có sanh tất có diệt, có hiệp phải có ly, thịnh suy là lẽ thường của sự vật". Sự thật là thế, mặc dù thành Ca-tỳ-la-vệ không còn như xưa, nhưng tinh thần cao quý của vị Thái Tử thành này đã lan rộng và trở nên bất diệt. Ca-tỳ-la-vệ vẫn còn mãi mãi. Xe đến lúc nửa đêm, chúng tôi phải ngủ tại ga, đợi đến sáng mới đi Xá vệ được. Câu "Nhất thời Phật tại Xá-vệ quốc kỳ thọ Cấp cô độc viên" mà chúng tôi thuộc lòng từ tấm bé hôm nay có ý nghĩa làm sao! Nó được lập đi lập lại nhiều lần với những cảnh sắc trang nghiêm, kỳ diệu trong trí trước khi chúng tôi thiếp ngủ. Mặc dù đi ngủ trễ, nhưng chúng tôi dậy sớm hơn thường lệ, sau một giấc ngủ lạ khoan khoái. Lúc mới tỉnh giấc, chúng tôi cứ ngỡ là mình đang ở tại Kỳ viên.
Chuyến xe buýt sớm nhất đưa chúng tôi đến Xá-vệ sau gần một tiếng đồng hồ lướt qua các phố phường, làng mạc. Tất cả chúng tôi tự mang hành lý vào Ðại Các tự, ngôi chùa Trung Hoa nằm bên cạnh Kỳ viên, Ðại đức trụ trì ở đây đi vắng. Chúng tôi nhận được sự tiếp đãi nồng hậu của một vị nữ sĩ ở Calcutta lên đây để chép kinh. Món quà quí báu đầu tiên mà mỗi người chúng tôi nhận được là một quyển kinh Kim Cang do chính tay vị này viết tại nơi Phật thuyết kinh này.
Chiêm bái Kỳ viên
Thu dọn nơi tạm trú, tắm rửa và dùng sáng xong thì trời đã nắng. Chúng tôi muốn dành trọn một buổi cho việc đi chiêm bái Kỳ viên. Tuy chỉ ở ngoại giới của Ðại Tòng lâm, nhưng chúng tôi cũng đã hưởng được nhiều hương vị thanh tịnh giải thoát. Có thể nói rằng ngôi Ðại Giác tự này là một Tiểu Tòng lâm, được xây dựng với ý nguyện phục hưng Phật giáo tại đây của vị Ðại đức người Trung Hoa này. Cây cối xinh tươi chen chúc nhau trên mười mẫu đất bao phủ lấy ngôi chánh điện kiến trúc theo lối tổng hợp nửa Ấn nửa Hoa. Khách xá, trai đường và lầu duyệt kinh rộng rãi ngăn nắp. Cảnh sắc của toàn chùa đượm vẻ u tịch, thanh thoát làm sao. Không có gì làm cho chúng tôi sung sướng hơn là được ở vào một nơi cách xa phố phường huyên náo không có lấy một tiếng động của cơ khí sau những lúc phải chung đụng với cảnh ồn ào của ga xe hỏa, sự tranh giành ở bến xe buýt, sự hỗn loạn của xã hội loài người quên đạo đức! Khách xá của chùa hôm nay như vui hẳn lên vì được chứng kiến sự sinh hoạt ý nghĩa và nhịp nhàng của những người khách phương xa đến. Góc này Thượng tọa Minh Châu đang tiếp tục viết tập "Hsuan-tsang, the torch-bearer of the Dharma" (Huyền Trang, người làm sáng Chánh pháp). Chúng tôi đang sửa lại bản thảo đầu tiên về cuộc chiêm bái để gửi cho tạp chí Liên Hoa. Ðằng kia, thầy Pasadika xem lại lịch sử Kỳ viên để giảng giải ngay những nơi mà chúng tôi sẽ đến viếng. Cạnh đó là thầy Huyền Vi đang đánh máy tài liệu quyển "Ðường về xứ Phật". Tiếng lắc tắc của máy đánh chữ làm chúng tôi nhớ lại lời giáo sư Thạch Trung Giả, tác giả những vần thơ huyền bí nhưng đầy ý nghĩa đã nói với chúng tôi trên đồi Hải Ðức - Nha Trang: "Thầy ạ, tôi yêu thích làm sao hình ảnh một vị sư ngồi trước máy đánh chữ". Khi mới nghe, chúng tôi tưởng Giáo sư muốn phê bình sự sinh hoạt đổi mới của một số chư Tăng ngày nay. Nhưng với những lời giải thích của Giáo sư và đến nay sau khi chứng kiến đầy đủ hòa hợp giữa tĩnh và độn |
Nguồn:
admin |
Số người xem:
3598
In Bài Này
Xem Góp Ý
Góp Ý
|
|
|
|
|
|
|
Những
Bài cùng Thể Loại :
|
|
Kinh Pháp Cú
|
|
|