Trang Chủ Chương Trình Phát Thanh Pháp Âm Quà Tặng Âm Nhạc Hình Ảnh Sinh Hoạt Vài Dòng Lưu Niệm Phim Truyện Phật Giáo và Phim Lễ Hội Tu Viện Hương Nghiêm Web Master
  Đức Phật dạy :  Quá khứ không truy tìm, Tương lai không ước vọng; Quá khứ đã đoạn diệt, Tương lai thì chưa đến; Chỉ có pháp hiện tại, Tuệ quán chính ở đây; Không động không rung chuyển, Biết vậy nên tu tập
      Giới Thiệu
      Tin Tức Sinh Hoạt
      Kinh Tạng
      Luật Tạng
      Luận Tạng
      Phật Học Căn Bản
      Tư Tưởng Phật Học
      Lịch Sử Phật Giáo
      Thiền Học Phật Giáo
      Triết Học Phật Giáo
      Văn Học Phật Giáo
      Giáo Dục Phật Giáo
      Nghi Lễ Phật Giáo
      Từ Bi Foundation
      GĐPT Huyền Quang
      Truyên Phật Giáo
Nhập Từ khóa cần tìm:
Xin nhập Tiếng Việt đã có sẳn:
    
Tin Cập Nhật
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 2 Tháng 12 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 1 Tháng 12 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 3 Tháng 11 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 2 Tháng 11 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 1 Tháng 11 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 4 Tháng 10 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 3 Tháng 10 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 1 Tháng 10 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 2 Tháng 9 Năm 2024
Tâm Thư Cứu Trợ
      Trang Chủ
Những Bài Viết Cùng Thể Loại

I. Đặc Điểm Của Kinh Duy Ma Cật
Để nhận định một số điểm đặc biệt trong kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết qua một số thiền tọa hay hành pháp của các vị Bồ Tát bằng hình thức bên ngoài mà quên mất bản tâm thanh tịnh của mình, mà cư sĩ Duy Ma Cật phản bát một cách hữu lý khó mà chối cải được. Các pháp cốt tủy sau đây do Duy ma Cật phát biểu, không những áp dụng cho các vị Bồ Tát tu tập mà cho cả cư sĩ nữa. Chẳng hạn, Trong phẩm Văn Thù Sư Lợi thăm bịnh Duy Ma Cật, chúng ta phân biệt được, đến và tướng không đến, đi và tướng không đi, thấy và không thấy, nói lên thực tại điểm trong dòng tâm thức đang trôi chảy.

Xem tiếp...

Ta phải nhận thức rõ ràng là mọi người mà ta tiếp xúc đều giống như ta trên nguyên tăc căn bản:  họ muốn được hạnh phúc.
Có lẽ chúng ta nên bắt đầu buổi nói chuyện này với chủ đề chỉ biết lo nghĩ đến tự thân.  Một trong những điểm khác nhau giữa xã hội Tây phương hiện đại và các xã hội truyền thống, mà các xã hội truyền thống vẫn còn tồn tại ở một mức độ nào đó tại các vùng đất thuộc Âu châu và Á châu, là sự tuyên dương chủ nghĩa cá nhân của thế giới Tây phương thời nay.  Thật là một hiện tượng lý thú.  Tôi không nghĩ là điều này đã từng xảy ra trước đây trong lịch sử của chúng ta – rất khó mà biết được đây là một sự tiến hóa hay thoái hóa.  Nhưng đây nhất định là một sự rời xa lệch hướng và là cái mà ta có lẽ không hoàn toàn ý thức cho lắm tại vì ta được sinh trưởng trong nền văn hóa này.

Xem tiếp...

LỜI  TỰA
 Tưởng đến thế giới bên kia hay cõi vô hình, con người thường có những suy nghĩ mông lung, ảo tưởng và ngờ vực đắn đo không biết Có hay Không?
 Giấc mộng ngàn đời của con người là tìm về cõi sống vĩnh hằng, Thiên Đàng hay Cực Lạc. Đó là giấc mơ mộng ảo, là những vọng tưởng triền miên, mà Phật gọi là những điều giả vọng của một thế giới hiện tượng vô thường; vậy thì thế giới thường hằng ở đâu?

Xem tiếp...

I. Nội Dung Kinh Hoa Nghiêm
Nội dung kinh nầy đứng trên cảnh giới bất tư nghì giải thoát, chư pháp thân Đại Sĩ thừa oai thần của đức Phật tuyên dương công đức cùng cảnh giới của chư Phật và xương minh nhơn hạnh xứng tánh bất tư nghì của chư đại Bồ Tát.
"Tư tưởng Hoa Nghiêm trình bày vạn pháp do tâm sanh. Tâm là thực thể của vạn pháp. Tâm vọng thì vạn pháp hoạt hiện sai biệt hình hình sắc sắc, trùng trùng duyên khởi, cái này có cái kia có và ngược lại, như lưới đế châu. Tâm chơn thì pháp giới tánh với Tâm là một, vạn pháp đồng nhất thể. Tâm thanh tịnh thì thấu đạt chơn lý

Xem tiếp...
Đại yếu kinh Lăng Già là trực chỉ minh tâm kiến tánh thành Phật. Khác với kinh Kim Cang, Lăng Nghiêm, Hay Viên Giác về sự diễn tả cái vọng tâm hay tâm thức, và cái chân tâm như giác tánh, hay tri kiến phật, v.v..., phương pháp của Lăng Già là trực chỉ minh tâm kiến tánh thành Phật : đi thẳng vào vùng chân như bản giác mà nắm lấy trí tuệ tánh giác mà thành Phật đạo; đó là một pháp môn đốn ngộ. Theo Cụ Trần Trọng Kim, "Kinh Lăng Ca  -  trước trực chỉ nhất tâm chân như  để làm cho rõ cái nghĩa tam giới duy tâm,  - sau chỉ thị nhất tâm sinh diệt  để làm cho rõ cái nghĩa vạn pháp duy thức."
Xem tiếp...

Khải ngôn
Hóa thành không phải là Bảo sở nhưng muốn đi đến Bảo sở không thể không đi đến Hóa thành.
Giới, định, tuệ chưa phải là cứu cánh Niết bàn. Song muốn chứng cứu cánh Niết bàn không thể không thành tựu giới, định, tuệ. Hay nói cách khác, muốn đắc thành Phật đạo không thể không đi vào cảnh giới thanh tịnh.
Đó chính là lý do Ngài Nhứt Thiết Chúng Sinh Hỷ Kiến Bồ tát vì cầu thành Phật lại phải kinh hành và thiêu mình cúng dường Đức Nhựt Nguyệt Tịnh Minh Đức Như Lai cả mười mấy ngàn năm để được sinh vào gia đình vua Tịnh Đức.

Xem tiếp...
 Ngày lễ vía Đức A Di Đà vừa qua, rất đông đảo Phật tử đến chùa tham dự, sau giờ lễ Phật. Sư Cô đã cho đại chúng một thời Pháp nói về ý nghĩa của kinh A Di Đà. . . Đó là những giây phút quý báu nhất là được ngồi quây quần bên nhau để cùng nhau trao đổi và chia sẻ học hỏi với Sư Cô về ý kinh, sau đó Phật tử có những câu hỏi thắc mắc đưa ra và xin được giải đáp. . . Sư Cô rất hoan hỷ và đã giải đáp một số thắc mắc cho mọi người. Nhưng vì thời giờ có hạn, nên Sư Cô tạm dừng, hẹn vào một dịp khác sẽ giảng giải sâu hơn.
Xem tiếp...

Giáo nghĩa cốt tủy của kinh Viên Giác là lời Phật chỉ bày "Tánh Viên Giác" đều có sẳn nơi mỗi chúng sanh. "Viên Giác" là kết quả tu tập hay là Viên Giác là sự sáng suốt, tánh tròn đầy, là Phật quả. Muốn đạt đến Viên Giác phải dùng "bản nhân địa' để thấu suốt vô minh vì vô minh và bản giác cùng chung trong tâm, nên tánh giác không thể không có vô minh. Có vô minh hay không có vô minh đều bỏ là tùy thuận tánh tịnh Viên Giác. Qua bài kệ sau, đức Thế Tôn muốn truyền lại ý nghĩa của kinh: ( Các đoạn, hoặc kệ Phật nói trích trong kinh Viên Giác do TS. Thích Thanh Từ dịch từ Hán Văn)
Văn Thù ông nên biết
Tất cả các Như Lai
Từ nơi bản nhân địa

Xem tiếp...

Trong việc học hỏi Phật Pháp, điều căn bản cần phải biết các đặc tánh của tâm và pháp như thế nào mới có thể tìm hiểu thêm pháp học và pháp hành Phật đạo. Kinh Giáo Giới Nandaka và Kinh Giáo Giới Channa đã nói lên hai đặc tánh ấy. The lời Phật đã giảng dạy, tôn giả Nandaka thay phiên giáo giới Tỳ-kheo-ni về tâm vô thường. Tôn giả Channa bị bệnh đau khổ, Tôn giả Sariputta (Xá lợi phất) cùng với tôn giả Mahacunda đến hỏi thăm bệnh trạng và giáo giới cho tôn giả Channa.
A. Kinh Giáo Giới Nandaka
a) Đặc Tánh của Tâm: Vô Thường.
Cái Tâm là dòng tâm thức lưu chuyển từ đời nầy sang đời khác. Nó không có khởi đầu cũng không có chấm dứt vì sự nhận thức không đến từ sự bất động hay không có nguyên nhân. Như vậy, đãc tánh của tâm và vô thường, biến hoại và hay thay đổi.
Kinh Nandaka viết:

Xem tiếp...

Yếu Chỉ của kinh Diệu Pháp Liên Hoa hay thường gọi là Pháp Hoa là muốn nêu lên hoài bảo của Phật là Khai Thị Ngộ Nhập Tri Kiến Phật. Theo bản dịch chánh văn của Hòa Thượng Thích Trí Tịnh ghi trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa giảng giải của Thiền Sư Thích Thanh Từ, chúng tôi chỉ nêu trích ra một phần có liên hệ đến cốt tủy của kinh. Những phẩm tựa trình bày phần tổng quát hiện tượng và bản thể vũ trụ pháp giới. Phẩm hai đến phẩm mười, Phật chỉ rõ sự thấy biết của Ngài. Phẩm mười một đến hai mươi hai, Phật dạy pháp thị ngộ Phật Tri Kiến, chỗ thâm áo để tu hành. Phẩm  hai mươi ba đến hai mươi tám, Phật chỉ cách thể nhập Phật Tri Kiến. Tuy vậy, chúng tôi chỉ nêu lên cốt tủy của kinh ở phần ngộ nhập Tri Kiến Phật, một phương pháp nắm bắt thực tướng hay tánh giác có sẳn nơi mỗi người.

Xem tiếp...
Trở Về Tiếp Theo
Kinh Pháp Cú
Nếu thấy bậc hiền trí,
Chỉ lối và khiển trách,
Như chỉ chỗ chôn vàng,
Hãy thân cận người trí!
Thân cận người như vậy,
Chỉ tốt hơn, không xấu
Những người hay khuyên dạy,
Ngăn người khác làm ác,
Được người hiền kính yêu,
Bị người ác không thích.
Chớ thân với bạn ác,
Chớ thân kẻ tiểu nhân,
Hãy thân người bạn lành,
Hãy thân bậc thượng nhân.
Pháp hỷ đem an lạc,
Với tâm tư thuần định,
Người trí thường hoan hỷ,
Với pháp bậc Thánh thuyết.
Người trị thủy dẫn nước,
Kẻ làm tên nắn tên,
Người thợ mộc uốn gỗ,
Bậc trí nhiếp tự thân.
Như đá tảng kiên cố,
Không gió nào lay động,
Cũng vậy, giữa khen chê,
Người trí không dao động.
Như hồ nước sâu thẳm,
Trong sáng, không khuấy đục,
Cũng vậy, nghe chánh pháp,
Người trí hưởng tịnh lạc.
Người hiền bỏ tất cả,
Người lành không bàn dục,
Dầu cảm thọ lạc, khổ ,
Bậc trí không vui buồn.
Không vì mình, vì người,
Không cầu được con cái,
Không tài sản quốc độ,
Không cầu mình thành tựu,
Với việc làm phi pháp,
Vị ấy thật trì giới,
Có trí tuệ đúng pháp.
Ít người giữa nhân loại,
Đến được bờ bên kia,
Còn số người còn lại
Xuôi ngược chạy bbờ này.
Nhữngg ai hành trì pháp,
Theeo chánh pháp khéo dạy,
Sẽ đến bờ bên kia,
Vượt ma lực khó thoát.
Kẻ trí bỏ pháp đen,
Tu tập theo pháp trắng,
Bỏ nhà sống không nhà,
Sống viễn ly khó lạc.
Hãy cầu vui niết bàn,
Bỏ dục, không sở hữu,
Kẻ trí tự rữa sạch,
Cấu uế từ nội tâm.
Những ai với chánh tâm,
Khéo tu tập giác chi,
Từ bỏ mọi ái nhiễm,
Hoan hỷ không chấp thủ,
Không lậu hoặc sáng chói,
Sống tịch tịnh ở đời.
Trang Chủ   P.T Pháp Âm  Âm Nhạc  Gởi Thiệp  Hình Ảnh  Lưu Niệm  Phim Truyện
Copyright@2006 - Trung Tâm Phật Giáo - Chùa Việt Nam
10002 Synott Rd, Sugar Land, Texas 77478 .Điện Thoại (281) 575-0910