Tin Cập Nhật
|
|
|
| |
|
Cỡ chữ:
|
Khắc Phục Định Kiến Và Tập Khí Chỉ Lo Nghĩ Cho Bản Thân |
Tác giả:
Tenzin Palmo -Tâm Diệu Phú (dịch) |
Ta phải nhận thức rõ ràng là mọi người mà ta tiếp xúc đều giống như ta trên nguyên tăc căn bản: họ muốn được hạnh phúc. Có lẽ chúng ta nên bắt đầu buổi nói chuyện này với chủ đề chỉ biết lo nghĩ đến tự thân. Một trong những điểm khác nhau giữa xã hội Tây phương hiện đại và các xã hội truyền thống, mà các xã hội truyền thống vẫn còn tồn tại ở một mức độ nào đó tại các vùng đất thuộc Âu châu và Á châu, là sự tuyên dương chủ nghĩa cá nhân của thế giới Tây phương thời nay. Thật là một hiện tượng lý thú. Tôi không nghĩ là điều này đã từng xảy ra trước đây trong lịch sử của chúng ta – rất khó mà biết được đây là một sự tiến hóa hay thoái hóa. Nhưng đây nhất định là một sự rời xa lệch hướng và là cái mà ta có lẽ không hoàn toàn ý thức cho lắm tại vì ta được sinh trưởng trong nền văn hóa này. Khi người nào đó sinh sống trong một xã hội truyền thống, họ tự động là một phần tử trong một mạng lưới bao la ngay từ lúc khởi đầu. Mạng lưới đó thường không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia. Ý nghĩ ban đầu của một người không là, “Tôi là người Úc” hay “Tôi là người Ấn.” Ý tưởng tiên khởi của họ hướng về địa phương, về môi trường xã hội đặc thù của họ tại nơi chốn đó, và rồi từ đấy họ mới hướng về gia đình. Đó là những gì mà họ được đồng nhất hóa. Hầu như họ là một mạng lưới gia đình. Đời nay, trở thành một phần tử trong mạng lưới gia đình không chỉ bao gồm ba mẹ, anh chị em mình, mà còn bao gồm anh chị em họ gần nhất, cô, dì, thím, mợ, bác gái, cũng như anh chị em họ xa hơn nữa, thế hệ thứ nhì (second cousins) và thế hệ thứ ba (third cousins). Lấy thí dụ, nếu ta đến từ Ấn Độ, và ta tới một nơi lạ, thì ta vẫn có gia đình nơi nào đó ở Ấn Độ – người này có lẽ đã kết hôn với một người cách nay bảy thế hệ (seven generations ago), nhưng ta vẫn cùng thuộc một gia quyến. Ta luôn có được nền tảng này, đó là mạng lưới giữa con người với nhau mà bằng cách nào đó ta có mối quan hệ gắn bó cho dù lùi lại nhiều thế hệ đi nữa. Thật là quan trọng và có tính chất trợ lực khi ta cảm nhận được rằng mình có mối liên thuộc với mạng lưới rộng lớn này. Nhờ đó mà ta khó phạm phải những lầm lỗi sai trái vì có rất nhiều người bảo hộ và chăm sóc ta. Một khía cạnh của tình trạng liên đới này là vì ta thuộc mạng lưới hạ tầng cơ sở gia đình – ở Ấn Độ theo chế độ giai cấp hoặc là ở nơi nào khác theo chế độ bộ tộc – ta cảm thấy an toàn. Tuy nhiên, ta có những bổn phận và trách nhiệm với gia đình đó, với giai cấp đó, với bộ tộc đó; ta cảm nhận được niềm vinh hạnh đối với những nhóm mà ta thuộc về. Ngay cả khi nhóm người này là tầng lớp giai cấp thật thấp, vẫn có những qui tắc, điều lệ, lề lối cư xử, mà chúng rất là tất nhiên đối với giai cấp đó, và ta tôn trọng. Và trong vòng cấu trúc gia đình đó, ta biết mình ở vị trí nào. Khi ta còn bé, ta phải biết tôn kính, trọng vọng, và phụng dưỡng các bậc tiền bối cho dù cá nhân ta thích hay không thích các vị này. Ta thuộc về họ, và họ cũng thuộc về ta; tất cả có bổn phận với nhau. Ta phụng dưỡng và săn sóc họ, và họ cũng chăm chút cho ta. Sau đó, nếu lớn lên là cô gái, ta kết hôn và rời gia đình, hoặc giả nếu trở thành cậu trai, ta mang ai đó về sống với gia đình. Vẫn giữ nguyên được cái khả năng cảm nhận là mình sẽ làm gì và sẽ ứng xử thích hợp ra sao trong vị thế xã hội và nhóm tuổi của mình đối với mọi người xung quanh. Tất cả thứ này được đặt định sẵn và rất rõ ràng khiến cho ta có cảm giác an toàn và cảm nhận được mối dây liên hệ. Khía cạnh tiêu cực, dĩ nhiên, là ta phải làm không nhiều thì ít những gì mình được chỉ bảo. Có những nghĩa vụ nhất định nào đó ta phải làm tròn. Ta không là một tác nhân tự nguyện, nhất là nơi nào mà hôn nhân là mối quan tâm. Ở Ấn Độ, các cuộc hôn nhân thường được sắp đặt cho ta, và ta không có sự lựa chọn nào hết. Có ý kiến cho rằng cái tuổi mà ta chuẩn bị kết hôn là ngay tại thời điểm mà ta ít nhấ |
Nguồn:
sưu tầm |
Số người xem:
3703
In Bài Này
Xem Góp Ý
Góp Ý
|
|
|
|
|
|
|
Những
Bài cùng Thể Loại :
|
|
Kinh Pháp Cú
|
|
|