Trang Chủ Chương Trình Phát Thanh Pháp Âm Quà Tặng Âm Nhạc Hình Ảnh Sinh Hoạt Vài Dòng Lưu Niệm Phim Truyện Phật Giáo và Phim Lễ Hội Tu Viện Hương Nghiêm Web Master
  Đức Phật dạy :  Quá khứ không truy tìm, Tương lai không ước vọng; Quá khứ đã đoạn diệt, Tương lai thì chưa đến; Chỉ có pháp hiện tại, Tuệ quán chính ở đây; Không động không rung chuyển, Biết vậy nên tu tập
      Giới Thiệu
      Tin Tức Sinh Hoạt
      Kinh Tạng
      Luật Tạng
      Luận Tạng
      Phật Học Căn Bản
      Tư Tưởng Phật Học
      Lịch Sử Phật Giáo
      Thiền Học Phật Giáo
      Triết Học Phật Giáo
      Văn Học Phật Giáo
      Giáo Dục Phật Giáo
      Nghi Lễ Phật Giáo
      Từ Bi Foundation
      GĐPT Huyền Quang
      Truyên Phật Giáo
Nhập Từ khóa cần tìm:
Xin nhập Tiếng Việt đã có sẳn:
    
Tin Cập Nhật
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 2 Tháng 12 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 1 Tháng 12 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 3 Tháng 11 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 2 Tháng 11 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 1 Tháng 11 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 4 Tháng 10 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 3 Tháng 10 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 1 Tháng 10 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 2 Tháng 9 Năm 2024
Tâm Thư Cứu Trợ
      Trang Chi Tiết
Cỡ chữ:  Thu nhỏ Phóng to
Pháp Thể Nhập Tri Kiến Phật (Kinh Pháp Hoa)
Tác giả: Phổ Nguyệt
     

Yếu Chỉ của kinh Diệu Pháp Liên Hoa hay thường gọi là Pháp Hoa là muốn nêu lên hoài bảo của Phật là Khai Thị Ngộ Nhập Tri Kiến Phật. Theo bản dịch chánh văn của Hòa Thượng Thích Trí Tịnh ghi trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa giảng giải của Thiền Sư Thích Thanh Từ, chúng tôi chỉ nêu trích ra một phần có liên hệ đến cốt tủy của kinh. Những phẩm tựa trình bày phần tổng quát hiện tượng và bản thể vũ trụ pháp giới. Phẩm hai đến phẩm mười, Phật chỉ rõ sự thấy biết của Ngài. Phẩm mười một đến hai mươi hai, Phật dạy pháp thị ngộ Phật Tri Kiến, chỗ thâm áo để tu hành. Phẩm  hai mươi ba đến hai mươi tám, Phật chỉ cách thể nhập Phật Tri Kiến. Tuy vậy, chúng tôi chỉ nêu lên cốt tủy của kinh ở phần ngộ nhập Tri Kiến Phật, một phương pháp nắm bắt thực tướng hay tánh giác có sẳn nơi mỗi người.
      "Từ phẩm Hiện Bảo Tháp tới phẩm hai mươi hai, Phật chỉ rõ tánh giác hằng soi sáng mà không hình tướng nên khó chỉ khó nhận. Giống như không khí tối cần thiết cho lẽ sống của sinh vật. Vì vậy Phật mượn những hình ảnh biểu trưng  để chỉ cho chúng ta ngầm nhận ra Tri Kiến Phật. Nên phẩm Hiện Bảo Tháp, phẩm Đề Bà Đạt Đa...nêu ra những hình ảnh biểu trưng cho Tri Kiến Phật có sẵn muôn thuở không mất ở nơi mỗi người, khi người tin nhận thì nó hiện tiền. Ở đây mang tính cách giải bày nêu ra phần khai, thị, ngộ, nhập, kỳ thật toàn bộ kinh đều chỉ cho mọi người nhận ra nơi thân năm uẩn này có sẵn Tri Kiến Phật chớ không có nơi nào khác."
Sau khi Phật chỉ rõ sư thấy biết Ngài với khai mờ qua những phẩm Tựa, Phương Tiện, Thí Dụ, Tín Gỉai, Thọ Ký... thì phẩm Hiện Bảo Tháp là bắt đầu tthị ngộ Tri Kiến Phật. Tri Kiến Phật, là Phật Tánh hay Tánh Giác. Chúng ta cần biết kết cấu của Tâm, từ đó phân biệt được thế nào là Tâm Thức (Giác Thức), Tâm Trí (Giác Trí) và Giác Trí Tuệ. Giác Trí tuệ còn gọi là Tánh Giác hay Tri Kiến Phật.
I. Kết Cấu của Tâm Thức
       Rất cần thiết khi phân biệt Thức và Trí, quan trọng hơn nữa khi nhận biết thế nào là Vọng Tâm và Chân Tâm. Chúng ta cần biết rõ ràng cách thức cấu kết của Tâm Trí để thực hành đúng các pháp môn của Phật, nhất là ngồi Thiền. Do đó, sự phân biệt Cảm Giác (Sensation), Giác Thức (Perception hay Consciousness)  Giác Trí  (Cognition) và Giác Trí Tuệ (Pure Cognition)  hay Tri Kiến Phật là cần thiết.
a). Nhận Diện (Sensation).
      Ngủ giác quan là phương tiện tiếp xúc với trần cảnh để nhận diện ảnh hay hay bóng dáng của trần cảnh. Đó là chúng ta cảm giác được hình ảnh của sự vật qua ngũ giác quan mà thôi. Thí dụ, khi ta thấy con bò là thấy hình ảnh con bò ở võng mạc cuả mắt mà thôi. Đó là CẢM GIÁC. Nhắc lại, (Về thị giác) khi ta nhìn con bò, hình ảnh con bò hội tụ ở võng mạc của mắt, truyền dẩn bởi thị giác thần kinh lên não, lức đó ta mới nhận diện được hình ảnh con bò. Khi có thời gian thì sự vật chạy dài trong không gian, với  ảnh ta vừa thấy đó không còn là ảnh thật nữa (Sắc tức thị không: Sắc lập tức (Một sát na) biến thành không thật nữa. Hể có thời gian thì có không gian. Sự vật huyễn hóa theo thời gian và ảnh không còn thật trong không gian. Vậy, khi nhận diện được hình ảnh (thấy), ấn tượng chấn động lực(nghe), không khí hay hơi (ngửi), ấn tượng kích thích (nếm), hình ảnh tiếp giáp của da hay cơ thể (xúc) là thể không của đối tượng qua tiền ngũ căn. Thí dụ, như thị giác, sự vật chiếm cứ trong không gian (hư không) một dung thể không: sự vật và dung thể không của nó  khắng khít nhau như một, thì thể không của nó là hình ảnh sự vật được hội tụ ở võng mạc mắt khi mắt nhìn sự vật. Do đó khi thấy sự vật cụ thể ở trong không gian là thấy hình ảnh của nó ở võng mạc của mắt mà thôi. 
  b). Nhận Thức (Perception).
     Khi chúng ta cảm giác hình ảnh sự vật thì lúc đó chúng ta mới nhận biết được (perceive) tên sự vật. Sự vật có tên mà ta nhận thức đó là GIÁC THỨỨƯC (hay Tâm Thức: Consciousness hay Perception) chạy dài theo thời gian. Kh

Nguồn: Phổ Nguyệt
Số người xem: 3437      In Bài Này     Xem Góp Ý     Góp Ý
    Những Bài cùng Thể Loại :
Cốt Tủy kinh Duy Ma Cật
Khắc Phục Định Kiến Và Tập Khí Chỉ Lo Nghĩ Cho Bản Thân
Con Đường Giải Thoát Giác Ngộ Của Phật Giáo
Bốn Pháp Tu Chứng Kinh Hoa Nghiêm
Pháp Trực Chỉ Minh Tâm Kiến Tánh Thành Phật
Con Đường Tây Phương
Cõi Giới Cực Lạc
Cốt Tủy của kinh Viên Giác
Đặc Tính của Tâm và Pháp hay Kinh Giáo Giới Nandaka và Channa
Yếu Chỉ kinh Nhất Dạ Hiền
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ...
Kinh Pháp Cú
Nếu thấy bậc hiền trí,
Chỉ lối và khiển trách,
Như chỉ chỗ chôn vàng,
Hãy thân cận người trí!
Thân cận người như vậy,
Chỉ tốt hơn, không xấu
Những người hay khuyên dạy,
Ngăn người khác làm ác,
Được người hiền kính yêu,
Bị người ác không thích.
Chớ thân với bạn ác,
Chớ thân kẻ tiểu nhân,
Hãy thân người bạn lành,
Hãy thân bậc thượng nhân.
Pháp hỷ đem an lạc,
Với tâm tư thuần định,
Người trí thường hoan hỷ,
Với pháp bậc Thánh thuyết.
Người trị thủy dẫn nước,
Kẻ làm tên nắn tên,
Người thợ mộc uốn gỗ,
Bậc trí nhiếp tự thân.
Như đá tảng kiên cố,
Không gió nào lay động,
Cũng vậy, giữa khen chê,
Người trí không dao động.
Như hồ nước sâu thẳm,
Trong sáng, không khuấy đục,
Cũng vậy, nghe chánh pháp,
Người trí hưởng tịnh lạc.
Người hiền bỏ tất cả,
Người lành không bàn dục,
Dầu cảm thọ lạc, khổ ,
Bậc trí không vui buồn.
Không vì mình, vì người,
Không cầu được con cái,
Không tài sản quốc độ,
Không cầu mình thành tựu,
Với việc làm phi pháp,
Vị ấy thật trì giới,
Có trí tuệ đúng pháp.
Ít người giữa nhân loại,
Đến được bờ bên kia,
Còn số người còn lại
Xuôi ngược chạy bbờ này.
Nhữngg ai hành trì pháp,
Theeo chánh pháp khéo dạy,
Sẽ đến bờ bên kia,
Vượt ma lực khó thoát.
Kẻ trí bỏ pháp đen,
Tu tập theo pháp trắng,
Bỏ nhà sống không nhà,
Sống viễn ly khó lạc.
Hãy cầu vui niết bàn,
Bỏ dục, không sở hữu,
Kẻ trí tự rữa sạch,
Cấu uế từ nội tâm.
Những ai với chánh tâm,
Khéo tu tập giác chi,
Từ bỏ mọi ái nhiễm,
Hoan hỷ không chấp thủ,
Không lậu hoặc sáng chói,
Sống tịch tịnh ở đời.
Trang Chủ   P.T Pháp Âm  Âm Nhạc  Gởi Thiệp  Hình Ảnh  Lưu Niệm  Phim Truyện
Copyright@2006 - Trung Tâm Phật Giáo - Chùa Việt Nam
10002 Synott Rd, Sugar Land, Texas 77478 .Điện Thoại (281) 575-0910