Tin Cập Nhật
|
|
|
| |
|
Cỡ chữ:
|
Đặc Tính của Tâm và Pháp hay Kinh Giáo Giới Nandaka và Channa |
Tác giả:
Phổ Nguyệt |
Trong việc học hỏi Phật Pháp, điều căn bản cần phải biết các đặc tánh của tâm và pháp như thế nào mới có thể tìm hiểu thêm pháp học và pháp hành Phật đạo. Kinh Giáo Giới Nandaka và Kinh Giáo Giới Channa đã nói lên hai đặc tánh ấy. The lời Phật đã giảng dạy, tôn giả Nandaka thay phiên giáo giới Tỳ-kheo-ni về tâm vô thường. Tôn giả Channa bị bệnh đau khổ, Tôn giả Sariputta (Xá lợi phất) cùng với tôn giả Mahacunda đến hỏi thăm bệnh trạng và giáo giới cho tôn giả Channa. A. Kinh Giáo Giới Nandaka a) Đặc Tánh của Tâm: Vô Thường. Cái Tâm là dòng tâm thức lưu chuyển từ đời nầy sang đời khác. Nó không có khởi đầu cũng không có chấm dứt vì sự nhận thức không đến từ sự bất động hay không có nguyên nhân. Như vậy, đãc tánh của tâm và vô thường, biến hoại và hay thay đổi. Kinh Nandaka viết: "-- Các Hiền tỷ, các Hiền tỷ nghĩ thế nào? Mắt là thường hay vô thường? -- Thưa Tôn giả, vô thường. -- Cái gì vô thường, là khổ hay lạc? -- Thưa Tôn giả, là khổ. -- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, thời có hợp lý chăng khi xem cái ấy: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi".? -- Thưa không vậy, Tôn giả. -- Các Hiền tỷ, các Hiền tỷ nghĩ thế nào? Tai là thường hay vô thường?... Mũi là thường hay vô thường?... Lưỡi là thường hay vô thường?.. Thân là thường hay vô thường?... Ý là thường hay vô thường? -- Thưa Tôn giả, vô thường -- Cái gì vô thường, là khổ hay lạc? -- Thưa Tôn giả, là khổ. -- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, thời có hợp lý chăng khi quán cái ấy: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi".? -- Thưa không vậy, Tôn giả. Vì sao vậy? Trước đây, thưa Tôn giả, chúng con đã khéo thấy như chơn, với chánh trí tuệ rằng: "Sáu nội xứ này là vô thường". -- Lành thay, lành thay, các Hiền tỷ! Chính phải là như vậy, là cái nhìn như chơn, với chánh trí tuệ của vị Thánh đệ tử. Chư Hiền tỷ, các Hiền tỷ nghĩ thế nào? Sắc là thường hay vô thường? -- Thưa Tôn giả, vô thường -- Cái gì vô thường là khổ hay lạc? -- Thưa Tôn giả, là khổ. -- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, thời có hợp lý chăng khi quán cái ấy: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi".? -- Thưa không vậy, Tôn giả. -- Chư Hiền tỷ, các Hiền tỷ nghĩ thế nào? Tiếng là thường hay vô thường?... Hương là thường hay vô thường?... Vị là thường hay vô thường?.... Xúc là thường hay vô thường?... Pháp là thường hay vô thường? -- Thưa Tôn giả, vô thường. -- Cái gì vô thường là khổ hay lạc? -- Thưa Tôn giả, là khổ. -- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, thời có hợp lý chăng khi quán cái ấy: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi?" -- Thưa không vậy, Tôn giả. Vì sao vậy? Trước đây, thưa Tôn giả, chúng con đã khéo thấy như chơn, với chánh trí tuệ rằng: "Sáu ngoại xứ này là vô thường". -- Lành thay, lành thay, các Hiền tỷ! Chính phải là như vậy, là cái nhìn như chơn, với chánh trí tuệ của vị Thánh đệ tử. Chư Hiền tỷ, các Hiền tỷ nghĩ thế nào? Nhãn thức là thường hay vô thường? -- Thưa Tôn giả, vô thường -- Cái gì vô thường là khổ hay lạc? -- Thưa Tôn giả, là khổ. -- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, thời có hợp lý chăng khi quán cái ấy: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi".? -- Thưa không vậy, Tôn giả. -- Này các Hiền tỷ, nhĩ thức là thường hay vô thường? -- Thưa Tôn giả, vô thường. -- Tỷ thức là thường hay vô thường? -- Thưa Tôn giả, vô thường. -- Thân thức là thường hay vô thường? -- Thưa Tôn giả, vô thường. -- Ý thức là thường hay vô thường? -- Thưa Tôn giả, vô thường. -- Cái gì vô thường là khổ hay lạc? -- Thưa Tôn giả là khổ. -- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, thời có hợp lý chăng khi quán cái ấy: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi?" -- Thưa không vậy, Tôn giả. Vì sao vậy? Trước đây thưa Tôn giả, chúng con đã khéo thấy như ch |
Nguồn:
Phổ Nguyệt |
Số người xem:
4053
In Bài Này
Xem Góp Ý
Góp Ý
|
|
|
|
|
|
|
Những
Bài cùng Thể Loại :
|
|
Kinh Pháp Cú
|
|
|