Tin Cập Nhật
|
|
|
| |
|
Cỡ chữ:
|
Đường Về Xứ Phật - 6 |
Tác giả:
Minh Châu, Thiện Châu, Huyền Vi, Pasadika |
Rời khỏi Kusinara kính mộ, chúng tôi trở lại ga Gorakhpur để đi thăm Lâm-tỳ-ni, nơi đức Từ phụ đản sanh.
Từ Gorakhpur đến Nowgarh phải mất 3 tiếng đồng hồ tàu hỏa. Ðến nơi trời đã nhá nhem tối, chúng tôi phải ngủ tại ga đến sáng mới tiếp tục cuộc hành trình chiêm bái. Nowgarh là một ga nhỏ bé ở miền quê, nên cũng không ồn ào cho lắm, trừ khi có những chuyến tàu ghé qua. Khi chúng tôi đến, cảnh vật ở đây hình như đượm màu tươi thắm. Khí trời mát mẻ trong lành.
Lạ thay! Ðến bất cứ Thánh địa nào, lòng chúng tôi cũng ngập tràn niềm rạo rực. Bắt đầu đi ngủ, tôi tự bảo đêm này ngủ sớm một chút để sức khoẻ cho cuộc hành trình tiếp tục vào ngày mai. Nhưng những hình ảnh Lâm-tỳ-ni, do tôi tưởng tượng, cứ liên tiếp hiện ra với muôn màu muôn sắc! Trần trục đến gần 1 giờ tôi mới thiếp ngủ, 4 giờ, thầy Thiện Châu đã thức dậy vặn đèn, kêu chúng tôi để cùng xếp hành lý. Chưa đến giờ, nhưng Thượng tọa Minh Châu đã hối chúng tôi xếp hành lý ra xe. Tất cả như muốn cho mau đến giờ để được viếng thăm và chiêm bái Phật tích quan trọng này, nơi ra đời của đức Từ phụ cao cả. Nơi ngàn năm còn ghi nhớ đối với hàng Phật tử năm châu.
7 giờ sáng, chiếc xe buýt mới khởi hành, đưa chúng tôi từ Nowgarh đến vườn Lâm-Tỳ-ni (Lumbini). Chiếc xe nhẹ nhàng băng qua những cánh đồng xanh tươi bát ngát. Dãy núi Hy-ma-lạp-sơn (Himalaya) với những chóp núi hùng vĩ trắng xóa ẩn sau những khóm mây lam biếc. Những tháp miếu cổ kính tuần tự hiện ra trước mắt chúng tôi. Chiếc xe buýt mang chúng tôi vượt khỏi ranh giới Ấn Ðộ để sang địa phận nước Népal. Quảng đường dài gần 40 cây số, nhưng chúng tôi cảm thấy gần bên cạnh. Cảnh tượng Ðản sanh như chập chờn trước mắt chúng tôi.
"Còn thấy vô ưu cây bảo thọ, Nghìn năm giữ mãi vẻ nên thơ...".
Những chi tiết về lịch sử Ðản sanh được ghi trong tập Nidànakathà lần lượt hiện ra trong óc chúng tôi:
-- "Hơn 2.500 năm trước, tại vườn Lâm Tỳ ni này, một vị đại Giác ngộ đã ra đời. Ngài ra đời để đem lại ánh sáng tuyệt vời cho nhân thế lầm thanh đau khổ.
Theo phong tục cổ truyền của Ấn Ðộ (nay một vài nơi vẫn còn, phụ nữ phải trở về quê hương cha mẹ để sanh nở đứa con đầu lòng. Hoàng hậu Màyà cũng y theo cổ lệ để làm gương cho dân gian. Một hôm hoàng hậu tâu vua Tịnh Phạn: "Tâu Hoàng thượng, gần ngày sanh nở, theo tục lệ cổ truyền, con xin phép trở về Devadaha, kinh thành của cha mẹ con...". Vua Tịnh Phạn hoan hỷ chấp nhận và truyền lịnh cho thần dân sửa sang, trang hoàng con đường từ thành Ca-tỳ-la-vệ (Kapilavastu), đến kinh đô của Ajana, nơi thân phụ Hoàng hậu Màyà đang trị vì. Một chiếc kiệu được trang hoàng rất đẹp đẽ. Hoàng hậu đoan chính ngồi trên kiệu hoa. Theo hộ giá, có đến hàng trăm thị vệ và cung phi mỹ nữ.
Giữa hai kinh thành của hai quốc vương, có một khu vườn thạnh mậu, có một cây Vô ưu (Asoka) đang nở nhiều cánh hoa tươi đẹp. (Tục truyền hoa naỳ mấy ngàn năm mới nở một lần. Khi hoa nở là điềm có thánh nhân xuất hiện). Dân làng địa phương gọi khu vườn này là Lumbini Nava. Lúc bấy giờ, vườn đầy hoa thơm cỏ lạ, cây cối xanh tươi. Những đàn ong, những cánh bướm bay liệng chập chờn, từ đóa hoa này đến đóa hoa khác, để hút mật hoa. Chim chóc bốn phương đua nhau trỗi lên những bản nhạc du dương, êm ái, tạo thành một bức họa tuyệt vời cho cánh Lâm-tỳ-ni.
Hoàng hậu xuống kiệu, từ từ bước vào khu vườn ngoạn thường cảnh sắc tươi đẹp của buổi bình minh. Một nhành cây vô ưu như rũ xuống để:"Chào đón siêu nhân ứng hiện ra...". Tay phải của Hoàng hậu với hái cánh hoa Vô ưu, ngay lúc ấy, Thái tử đản sanh. Bốn vị Thiên vương cầm những chiếc áo Kiều-thi-ca mềm trĩu, đỡ lấy Thái Tử. Sau đó 9 con rồng phun nước vào bồn v |
Nguồn:
admin |
Số người xem:
2758
In Bài Này
Xem Góp Ý
Góp Ý
|
|
|
|
|
|
|
Những
Bài cùng Thể Loại :
|
|
Kinh Pháp Cú
|
|
|