Tin Cập Nhật
|
|
|
| |
|
Cỡ chữ:
|
Bóng Phật Trên Núi Hùng |
Tác giả:
Huỳnh Ngọc Trảng |
Trong sách Đền Hùng – di tích và cảnh quan, tác giả cho biết: “Núi Hùng còn được gọi là núi Nghĩa Lĩnh, Nghĩa Cương, núi Cả, Hy Sơn, Bảo Thiếu Lĩnh, Bảo Thiếu Sơn” (1). Trong các tên gọi này, hai tên gọi “Bảo Thiếu Lĩnh” và “Bảo Thiếu Sơn”, theo tôi là điều đáng ngờ, bởi lẽ, núi Hùng là ngọn núi Cả thiêng liêng, ở đó có ba đỉnh núi được xưng tụng là “Tam Sơn cấm địa”, được nhân dân ta coi là nơi phát nguyên của dân tộc nên khó mà coi đó là Thiếu Lĩnh (lĩnh/ lãnh: đỉnh núi trẻ) hay Thiếu Sơn (núi trẻ). Theo tôi có lẽ đây là cách ghi âm chưa được chính xác của từ “Thứu”, cụ thể là Bảo Thứu Lĩnh, Bảo Thứu Sơn. Theo sự đoán định này, núi Hùng, (núi Nghĩa Lĩnh, Nghĩa Cương, núi Cả, Hy Sơn) còn được coi là (Bảo) Thứu Lĩnh/ Thứu Sơn - tức cách gọi tôn vinh các ngọn núi thiêng theo cảm thức lịch sử - văn hóa Phật giáo. Nói cách khác, trong diễn trình của lịch sử, di tích và cảnh quan đền Hùng đã từng trải qua một lớp ảnh hưởng của Phật giáo.
1. Thứu Lĩnh/Thứu Sơn hay Linh Thứu Sơn/Linh Sơn là tên gọi chữ Hán của ngọn núi Kênh Kênh (Phạn: Garuda-kũta; Pali: Gjjha kũta; âm Hán: Kỳ Xà Quật) ở phía Đông Bắc thành Vương Xá, nước Ma Kiệt Đà, miền Trung Ấn Độ. Được gọi tên như vậy vì hình dáng núi này giống như đầu con chim thứu và trong núi có loại chim này sinh sống. Tại núi này, Đức Phật đã thuyết kinh Pháp Hoa (được gọi là Linh Sơn hội thượng). Từ đó, ngọn núi này là một thánh địa của Phật giáo và tên gọi của núi được dùng để đặt tên các ngọn núi, các ngôi sơn tự nổi tiếng khắp Trung Quốc cũng như ở nước ta. Chính vì vậy, ngọn núi Cả thiêng liêng, nơi đặt đền Hùng cũng được Tăng chúng Phật tử gọi là Bảo Thứu Lĩnh/ Bảo Thứu Sơn.
2. Điều này cũng có cơ sở thực tế của nó vì cơ cấu di tích ở đền Hùng, như chúng ta biết, ngoài các đền, lăng có ngôi chùa Phật - gọi là “chùa Thiên Quang”. Tính từ dưới lên có: đền Hạ và chùa Thiên Quang, đền Trung (Hùng Vương Tổ Miếu); đền Thượng (Kính Thiên Lĩnh Điện), lăng Hùng Vương và trở lộn xuống núi, ở phía bên kia là đền Giếng.
Đền Hạ, tương truyền là nơi Âu Cơ trở dạ sinh ra bọc 100 trứng. Bên cạnh đền Hạ là chùa Thiên Quang. Đền Trung là cơ sở thờ tự chính các vua Hùng - được gọi là “Hùng Vương Tổ Miếu”. Đền Thượng có tên là “Kính Thiên Lĩnh Điện” và cạnh đền Thượng là lăng vua Hùng Vương thứ 6. Chính tên gọi “Kính Thiên Lĩnh Điện” đã chỉ ra đây là nơi thờ trời trên đỉnh núi và có nghĩa là đền thờ Mặt Trời, tín ngưỡng cổ sơ của dân tộc ta với di tích nổi tiếng là hình mặt trời khắc trên trống đồng và các di tích liên quan hiện tồn ở đây như tục thờ hạt lúa thần và trụ đá (được đời sau gọi là Trụ Đá Thề). Chính từ ánh mặt trời trên đỉnh/ Đền Thượng này chiếu dọi xuống nên ngôi chùa ở đền Hạ được gọi là Thiên Quang tự - ngôi chùa ngập trong ánh mặt trời. Đó là chuyện mặt trời trống đồng rọi sáng chùa Phật, còn chuyện chùa Phật được tích hợp vào nơi thờ tự các vua Hùng, dù với ít nhiều tùy thuận, đã chỉ ra tính chất khế cơ của nhà Phật. Và đây cũng là một quá trình.
Chùa Thiên Quang vốn tên cũ là “Viễn Sơn cổ tự”, được một số nhà nghiên cứu xác định niên đại khai sơn vào đời nhà Lý (thế kỷ XI). Song niên đại ghi trên chuông chùa Thiên Quang là năm Bính Thìn (1676, 1736, 1796?): “Bính Thìn niên, Đại Việt quốc, Sơn Tây đạo, Lâm Than phủ, Sơn Vi huyện, Hy Cương xã, Cổ Tích thôn cư phụng”. Các tư liệu này gợi cho chúng ta chặng đường tiệm tiến của việc thống hợp ngôi chùa vào quần thể các cơ sở thờ tự của đền Hùng như là một sự hỗn dung văn hóa. Điều này cũng có thể nhận ra trong việc thờ Phù Đổng Thiên Vương ở đỉnh núi Cả này.
3. Bài vị chính ở đền Thượng ghi rõ: “Đột Ngột Cao Sơn Cổ Việt Hùng thị thập bát thế thánh vương thánh vị” và hai bên là hai bài vị: “Ất sơn thánh vương thánh vị” và “Viễn sơn thánh vương thánh vị”(2). Điều này cho thấy đây là nơi thờ Thần Núi, chính xác hơn là Tam Sơn cấm địa của bộ |
Nguồn:
admin |
Số người xem:
3823
In Bài Này
Xem Góp Ý
Góp Ý
|
|
|
|
|
|
|
Những
Bài cùng Thể Loại :
|
|
Kinh Pháp Cú
|
|
|