Tin Cập Nhật
|
|
|
| |
|
Cỡ chữ:
|
Áp dụng lời Phật dạy trong thời buổi kinh tế khủng hoảng |
Tác giả:
Thích Huệ Pháp |
Bắt đầu từ sự khủng hoảng của nền kinh tế lớn nhất thế giới -Hoa Kỳ- sau đó lan sang các châu lục khác khiến túi tiền cá nhân bị eo hẹp dần, các gia đình lần lượt cắt giảm chi tiêu, tằng tiện để vượt qua thời buổi khó khăn này. Nhiều học thuyết hay sách viết về kinh tế bắt đầu được người dân hay các nhà kinh doanh chú ý trở lại sau chục năm đóng băng. Chỉ vì ‘nồi cơm’ cạn đi, người ta mới bắt đầu chú ý đến cách làm thế nào để ‘nồi cơm’ được phục hồi. Lâu nay, ai cũng cho rằng, Phật giáo chỉ quan tâm đến thoát tục, giải thoát khổ đau, tìm kiếm Niết bàn ở cõi sau hơn là quan tâm đến những vấn đề thuộc về thực tại. Lại nói thêm rằng, không có một tư tưởng kinh tế đáng kể nào về trong giáo lý Phật giáo. Suy nghĩ như thế là thiên kiến, vì đức Phật đã dạy, nếu chúng ta sống có chánh kiến ngay thì sẽ có hạnh phúc, sẽ đạt được niết bàn ngay tại đời này. Trong kinh sách không có một chương riêng biệt nào nói về kinh tế như các vấn đề khác, vì thế, chúng ta phải đọc và nghiên cứu nhiều bộ kinh khác nhau, tìm những gì liên quan có đề cập tới kinh tế, sau đó kết nối chúng lại thành một hệ thống phù hợp với tinh thần Phật giáo. Trong một lần nghiên cứu, tình cờ đọc được một đoạn kinh ngắn về lời dạy của đức Phật bao hàm một triết lý kinh tế. Đức Phật dạy cho anh nông dân về cách sử dụng đồng tiền mà mình kiếm được như sau: Nên chia số tiền mình khó khăn có được thành bốn phần, phần đầu dùng để chi tiêu cuộc sống hằng ngày, hai phần kế tiếp dùng để đầu tư sinh lời, và phần còn lại hoặc dùng tiết kiệm hoặc dùng để giúp đỡ người nghèo khó. Theo tinh thần lời dạy này thì luôn phải có một phần tích luỹ một phần tư số tiền mình kiếm được để sử dụng đến khi cần thiết. Theo Phật giáo, chỉ cần một phần tư số tiền kiếm được, chúng ta vẫn có thể có một cuộc sống thuận lợi . Thực phẩm, quần áo, nhà cửa, thuốc men, giáo dục (xa hơn nữa là tinh thần) là những nhu cầu cơ bản của cuộc sống. Thực phẩm thiết yếu phải được sản xuất ngay chính trong nước để tránh tình trạng thiếu hụt lương thực gây bất ổn xã hội. Thực tế cho thấy, với một nền kinh tế phát triển thì chỉ cần 1 phần 4 tổng thu nhập hàng tháng là có thể thoả mãn 5 nhu cầu thiết yếu trên. Phần thứ tư của tổng thu nhập dùng để tích luỹ hay tiết kiệm. Phật giáo luôn khuyến khích việc tiết kiệm tiền của, vì nếu không biết tiết kiệm, chúng ta sẽ phải đối diện với sự khủng hoảng tài chánh, đặc biệt là đau ốm thình lình xảy ra. Nếu không có sự tích trữ của cải, thì một cá nhân hay một quốc gia chắc chắn rơi vào nợ nần chồng chất. Trong Trung Bộ kinh đức Phật dạy về sáu nguyên nhân gây phung phí tài sản cần tránh: “Này Singàlaka, đam mê các loại rượu là nguyên nhân phung phí tài sản. Du hành đường phố phi thời là nguyên nhân phung phí tài sản. La cà đình đám hí viện là nguyên nhân phung phí tài sản. Ðam mê cờ bạc là nguyên nhân phung phí tài sản. Giao du ác hữu là nguyên nhân phung phí tài sản. Quen thói lười biếng là nguyên nhân phung phí tài sản” Trong đó nguyên nhân thứ sáu có liên quan trực tiếp đến việc gầy dựng tài sản. Một khi tật xấu này phát triển, tài sản chưa có không được gầy dựng, tài sản đã có thất thoát. “Quen thói lười biếng có sáu nguy hiểm: ‘quá lạnh’, không làm việc;‘quá nóng’, không làm việc; ‘quá trễ’, không làm việc; ‘quá sớm’, không làm việc; ‘tôi đói quá’, không làm việc; ‘tôi quá no’, không làm việc. Trong khi những công việc phải làm lại không làm. Tài sản chưa có không gầy dựng được, tài sản đã có bị tiêu hao. Thế Tôn thuyết giảng như vậy” Hay trong Kinh Tăng Bộ Chi, đức Phật hỏi các vị tỳ kheo về sự bần cùng, nghèo khổ và hậu quả của chúng: “Này, các vị tỳ kheo, những người thế tục lang thang không thích sự nghèo đói? “Chắc chắn rồi, thưa Thế tôn” “Và những người lâm vào cảnh khó khăn, nợ nần, cũng không mong muốn điều đó xảy ra?” “Dạ vâng, thưa Thế tôn” “Và những người mắc nợ, mượn tiền cũng không mong điều đó chứ?” “Dạ đúng như thế, thưa Thế tôn”. “Và đến kỳ phải trả nợ, họ không đủ khả năng |
Nguồn:
Thích Huệ Pháp |
Số người xem:
3599
In Bài Này
Xem Góp Ý
Góp Ý
|
|
|
|
|
|
|
Những
Bài cùng Thể Loại :
|
|
Kinh Pháp Cú
|
|
|