Tin Cập Nhật
|
|
|
| |
|
Cỡ chữ:
|
Sức mạnh nội tâm và sự vi diệu của lòng từ |
Tác giả:
TK.Viên Trí |
Tôi thật may mắn! Hơn 40 năm ở chùa, tôi lớn lên trong sự chăm sóc, dạy dỗ và thương yêu của những bậc tu hành khả kính. Nhớ khi xưa, lúc còn là chú tiểu, bổn phận của tôi là hầu trà, pha nước mỗi khi chùa có khách đến thăm. Vì lẽ này, tôi thường được diện kiến, gần gủi và thân cận rất nhiều vị cao tăng, trí giả. Đúng như tục ngữ Việt Nam đã dạy: “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Cuộc đời và hạnh nguyện của các vị như là ngọn hải đăng chỉ đường cho thế nhân giữa biển đời tăm tối. Đức độ và tuệ tâm của những hiền nhân này đã có một tầm ảnh hưởng vô cùng lớn lao đối với cuộc đời tôi. Ý chí xuất gia của tôi đã được tẩm ướt và nuôi lớn bởi tấm lòng từ bi hỷ xã của các bậc xuất trần thượng sĩ. Tâm thức của tôi từng ngày lớn mạnh trong giáo pháp của Như Lai nhờ nghe chùng, học lén những sở trường và kinh nghiệm tu đạo và hành đạo mà chư vị luận đàm bên tách trà. Từng câu chuyện, từng lời nói đều là những bài pháp vô cùng ý nghĩa và lợi ích đối hàng hậu học chúng tôi.
Suốt thời kỳ làm thị giả, tôi chứng kiến không biết bao nhiêu sự kỳ diệu xảy ra trong nếp sống thường nhật của các Ngài. Tuy nhiên, điều tạo ấn tượng lớn nhất đối với tôi là hình ảnh thanh thản, tự tại, giải thoát, vô úy của các bậc chân tu trước phút giây sinh tử, giờ khắc trọng đại của một đời người: cái chết! Ở đây, tôi không bàn luận về triết lý cái chết, mà chỉ đề cập đến thái độ và phương cách mà các bậc cao tăng, trí giả hành xử trước phút giây trọng đại.
Đã là người, ai cũng phải tuân thủ quy luật sanh già bịnh chết! Tuy nhiên, cái chết lại xảy ra rất khác nhau đối với từng người. Có người vì tuổi già sức yếu mà cởi hạc qui tiên. Có người nhẹ bước tây quy sau một cơn cảm lạnh… Cái chết như thế thường xảy ra một cách nhẹ nhàng và hầu như ít tạo ra sự đau đớn cho xác thân. Nhưng có những cái chết không chỉ hành hạ xác thân của người sắp chết, mà còn dằn xé tâm thức của người ở lại. Ai đã từng một lần chứng kiến nổi đau đớn khốc liệt của các bệnh nhân mang chứng nan y trước giờ phút sinh ly tử biệt mới cảm nhận được cái đáng sợ của bệnh tật. Không có ngôn từ nào có thể diễn tả được cơn đau đứt ruột đứt gan của bệnh nhân do căn bệnh ung thư hành hạ. Cảnh tượng người bệnh thân hình gầy gò, da bọc lấy xương, đau đớn quằn quại khi bị cơn đau hành hạ khiến người ta khó lòng cầm được nước mắt.
Suốt thời gian ở chùa, tôi đã chứng kiến nhiều cảnh thương tâm như thế đến với những người đồng đạo của tôi, nhất là những người tuổi đạo còn non, nội tâm chưa khéo tu tập và huấn luyện. Khi bị cơn bịnh ung thư quái ác hành hạ, họ cũng rên rỉ, trăn trở, la lối, thậm chí khóc lóc như bao bịnh nhân bình thường khác. Tuy nhiên, phong thái và cách ứng xử của các bậc cao tăng trước hiện tượng “bệnh là khổ” đã khiến không biết bao nhiêu bác sĩ, lương y đã giật mình thán phục! Giật mình vì những kết quả hội chẩn y khoa của hội đồng bác sĩ đối với bệnh trạng của các bậc chân tu thường không thật sự chính xác như các bệnh nhân tương tự! Thán phục vì sự phản ứng điềm đạm, nhẹ nhàng, từ tốn, thanh thản, tỉnh táo của giới tu hành cao niên lập trưởng trong những giờ phút đớn đau khốc liệt do bệnh tật hành hạ. Nhiều bác sĩ, y tá đã tận mắt chứng kiến nhân cách người tu hành qua đức kiên nhẫn, sự chịu đựng và sức mạnh nội tâm. Phương pháp chuyển hóa nổi đau cả thể xác lẫn tinh thần bằng công phu thiền quán của các ngài là những ấn tượng khó quên đối với những người tinh chuyên y học và khoa học.
Trong thực tế, các nhà khoa học đã chứng minh rằng sức mạnh tinh thần và yếu tố tâm linh có khả năng giúp người ta vượt qua nổi đau của thân xác lẫn tâm hồn, kể cả chứng bịnh nan y. Trong chốn thiền môn, sự thật này vẫn diễn ra hằng ngày. Như trên đã đề cập, một trong những phương pháp để hành giả có thể có được sức mạnh tinh thần và tâm linh nhằm đạt đượ |
Nguồn:
TK.Viên trí |
Số người xem:
4257
In Bài Này
Xem Góp Ý
Góp Ý
|
|
|
|
|
|
|
Những
Bài cùng Thể Loại :
|
|
Kinh Pháp Cú
|
|
|