Tin Cập Nhật
|
|
|
| |
|
Cỡ chữ:
|
Tiêu Chí Về Sự Thuyết Pháp |
Tác giả:
TT. Thích Thiện Nhơn |
Hoa nghiêm suối ngọc thậm thâm Vườn nai vang dội pháp âm buổi đầu Linh sơn Diệu pháp vô cầu Ta la còn mãi nhiệm mầu pháp thân
Thuyết pháp hay giảng pháp là hình thức sử dụng ngôn ngữ chuyển tải giáo pháp của đức Phật. Thông qua phương tiện ngôn ngữ giáo pháp sẽ thâm nhập vào tâm của chúng sanh, vào tri thức của thính chúng, làm phát khởi tín tâm, khơi nguồn trí tuệ, tỏ ngộ chân lý, chứng quả giải thoát.
Thế nên, Kinh Lăng Nghiêm nói: “Ở thế giới Ta bà này, phương tiện tiếp cận, thể nhập chân lý hữu hiệu nhất là thông qua ngôn ngữ, bằng sự nghe kinh, nghe pháp” (Như lai xuất ư Ta Bà, thử phương chơn giáo thể, thanh tịnh tại âm văn, dục thủ Tam Ma Đề, thật tùng văn trung nhập). Nói khác hơn, như Từ Vân đại sư đồng quan điểm: “Hương thiền gió lộng toả ngàn phương, trăng sáng năm xưa ngập đặm đường, hoa lòng đã nở từ thuở ấy, nương pháp âm về tận cố hương”
Mặc khác, thuyết pháp hay pháp thuyết đều hàm ẩn hai biểu từ của một vấn đề là trình bày pháp phật hay Pháp tánh. Hai biểu từ là: chủ thể và khách thể. Chủ thể chính là pháp sư, giảng sư, khách thể chính là giáo pháp. Ngược lại, nếu là pháp thuyết thì hiện tượng vật lý là chủ thể mà giáo pháp hàm ẩn hay được biểu thị chính là khách thể. Vì vậy, Dù ở phạm vi nào người hay vật cũng đều có một số quy định cơ bản, sự quy định ấy, trong kinh Bát Nhã gọi là : Các vị Bồ Tát khi thuyết giảng Bát Nhã Ba La Mật, không được điên đảo thuyết pháp, mà phải tuần tự thuyết pháp, không sai thánh giáo. Thuyết pháp không điên đảo, tất nhiên phải theo bốn ý nghĩa và bốn mục đích.
A/ Thiện tịnh Pháp luân
Vận chuyển thiện tịnh chánh pháp là thuyết pháp làm tăng trưởng căn lành, tiêu trừ nghiệp chướng của chúng sanh. Vì chúng sanh có đầy đủ nhân duyên mới được thân người, đầy đủ sáu căn, gặp được Tam bảo, nghe được chánh pháp. Do đó sự giảng kinh thuyết pháp là làm khơi dậy thiện căn sẵn có, nuôi lớn căn lành cho thính chúng. Căn lành ấy là gì? Chính là Bồ đề và Níp bàn, là căn lành sâu sắc nhất, cao nhất, nên gọi là tối thắng thiện căn.Đồng thời cũng làm tăng trưởng tự tánh thiện căn là Vô tham, vô sân và vô si, là tự tánh thiện đối lập với ba tâm lý xấu: tham, sân,si. Qua đó, vô tham chính la giới, vô sân chính là Định và vô si chính là Huệ. Kết quả thành tựu Giới Định Huệ. Trong ý nghĩa liên hoàn ấy, Công đức thiện căn cũng thành tựu. Công đức là gì? Công đức pháp thân: Giới pháp thân,định pháp thân, huệ pháp thân, giải thoát pháp thân, giải thoát tri kiến pháp thân. Ngoài ra còn có tự tính công đức. Đó là tự tính hỷ xả, tự tánh duy trì, tự tánh vô sân, tự tính nhất tâm, tự tính tịch tịnh và tự tính sáng suốt. Đó là căn bản của sáu pháp Ba La Mật: Bố thí, trì giới, tinh tấn, nhẫn nhục, thiền định, trí tuệ. Như vậy, qua một thời pháp thính chúng được tăng trưởng các căn lành: Tối thắng thiện căn. Tự tánh thiện căn. Công đức thiện căn. Như Khế kinh nói: Nghe Thế Tôn nói pháp, lòng quá đổi vui mừng, lưới nghi đều đã trừ. Quyết định chứng Niết bàn. (Kinh Pháp Hoa)
Nhất là, qua hiệu năng của pháp, thính chúng đoạn trừ được ba sự chướng ngại. Đó là, phiền não chướng: Tham sân si, nghiệp chướng: 10 điều ác, quả báo chướng, thoát ly sanh tử ba điều ác. Hay ít ra người cũng được sanh về thế giới an lành thánh thiện. Nói như thế có nghĩa là, do đoạn trừ ba chướng, chứng ba đức Pháp thân, đoạn trừ phiền não chướng, chứng bồ đề thuộc bát nhã đức. Đoạn trừ nghiệp chướng, được giải thoát đức. Đoạn trừ báo chướng chứng thanh tịnh pháp thân. Như Cổ Đức có nói: Pháp Phật cao sâu rất nhiệm mầu. Hay trừ nghiệp chướng diệt lo âu. Thân tâm thanh tịnh trời xuân sắc. Phước huệ tr |
Nguồn:
admin |
Số người xem:
4830
In Bài Này
Xem Góp Ý
Góp Ý
|
|
|
|
|
|
|
Những
Bài cùng Thể Loại :
|
|
Kinh Pháp Cú
|
|
|