Tin Cập Nhật
|
|
|
| |
|
Cỡ chữ:
|
Bước Chân Cùng Tử |
Tác giả:
Diệu Trân |
Nắng đã lên cao khi gã tới ven sông. Dọc theo con nước, hàng phượng tím rủ bóng êm đềm, thả rơi trong gió những cánh hoa tím nhạt, điểm lấm tấm trên viền cỏ xanh. Trời trong vắt, chan hòa nắng vàng và lãng đãng mây xanh. Gã nhìn quanh, tìm bóng con đò. Nhưng giòng sông vắng lặng. Gã đã thấy những bậc đá dẫn xuống bến. Đã có bến, thế nào cũng có đò. Gã suy luận như vậy, và an tâm tháo túi vải trên vai, tìm một chỗ bằng phẳng dưới gốc phượng, ngả lưng, lim dim mắt chờ đò.
Trong ngầy ngật nửa mơ nửa tỉnh, gã như nghe thấy tiếng sáo diều vi vút thả gió trên bờ đê xưa. Chẳng phải chỉ diều bay mà gió cũng bay. Gió thả diều hay diều thả gió? Không có gió, diều chẳng thể bay, nhưng không có diều, ai thấy được mênh mang gió nổi? Ừ, không có diều, ai thấy được mênh mang gió nổi? Không khát cháy, sao cảm nhận được tột cùng ngọt mát của suối reo? Không khổ đau, liệu có biết thế nào là hạnh phúc? À, điều này thì có vẻ ngược lại với vị thái tử con vua Tịnh Phạn của giòng họ Thích Ca. Hơn hai ngàn sáu trăm năm trước, thái tử sống trong cung vàng điện ngọc, tràn đầy hạnh phúc trong sự bảo vệ, yêu thương của hoàng gia mà lại nhìn thấy khổ đau của muôn loài. Nhìn thấy rồi, thái tử buông bỏ hết hạnh phúc đang có, quyết đi tìm ra nguyên nhân sự khổ đau mà cứu khổ. Quả là bậc xuất thần!
Từ thuở đó đến nay, ánh sáng Đạo Giác Ngộ không ngừng tìm bóng tối để soi tỏ đường đi. “Khắp đại địa mười phương ba cõi, cắm một cây kim nào xuống cũng chạm tới xương thịt Như-Lai”. Mỗi lần nhớ tới lời xác quyết đại từ đại bi này, từng nét chữ thầm lặng như đều chậm rãi chuyển thành âm thanh, lan tỏa nhẹ nhàng vào không gian bao la như tiếng ngân rất mực kỳ diệu của đại hồng chung trên lầu Tàng-kinh-các. Gã đã từng nương âm thanh này mà đi. Gã lần mò, đi như người mù, mà cây gậy dẫn đường là bất cứ cuốn Kinh, Luật, Luận nào vớ được! Gã đọc say mê, suy luận bằng sự vô minh của phàm phu và tệ hại, là thực hành theo những suy luận đó! Gã biết làm sao hơn khi từng lê gót hết nơi này đến nơi kia mà chẳng thấy bản tâm? Lời nói của Vị Lạt Ma tối cao thường an ủi gã “Trên đường tầm sư học đạo, có khi phải từ mười đến mười lăm năm trò mới thấy vị thầy mình đang theo học có là minh-sư hay không!” Trời hỡi! làm sao trò giữ vững ý chí qua thời gian đằng đẵng đó nếu chẳng may thất vọng? Trong bóng tối vô minh, gã đã từng tìm đến ngôi chùa bỏ hoang trên núi, điên rồ thách thức sự u tịch hoang vu. Trong nhiều đêm, gã đã từng đổ mồ hôi hột khi dồn toàn lực, toàn trí, bám chặt vào công án “KHÔNG”. Ôi, cái chữ “Không” này chẳng không chút nào. Nó là cửa ải thập phần gian nan của giáo lý tối thượng mà lại luôn mang vẻ lửng lơ, bỡn cợt! Chẳng thế mà một thiền-sư đã ví công án KHÔNG như hòn sắt nóng, đỏ rực ngang cuống họng thiền-sinh. Phải dũng mãnh vận dụng đủ 360 cái xương và 84,000 lỗ chân lông trong thân thể mà chiến đấu với nó để, hoặc nuốt được nó, thoát qua cửa ải, hoặc bị nó đốt cháy! Trong nhiều đêm, gã đã bị đốt cháy! Một đêm, với thương tích tả tơi, gã chợt nhớ lời dạy của Đức Thế Tôn với tỳ-kheo Thera. Trong tăng đoàn, thầy Thera thường né tránh đám đông và chỉ thích vào rừng sâu tu tập một mình. Khi biết thế, Đức Thế Tôn đã dạy: “ Này các vị khất sỹ, này thầy Thera, người biết sống một mình không phải là người xa lánh đám đông mà là người giữ được chánh niệm, biết sống với giây phút hiện tại giữa đám đông, nhận biết mọi sự vật xung quanh một cách rõ ràng, sâu sắc mà không bị những sự vật đó chi phối. Người biết sống một mình là người biết an trú trong từng hơi thở hiện tại, không quay tìm quá khứ, không đuổi bắt tương lai. Người như thế, dù sống giữa đám đông vẫn là người sống một mình với bản tâm thinh lặng.” Gã đã mang lời dạy này, đeo túi vải lên vai, rời núi đồi mà xuống đồng bằng. Nơi đây, gã lại tuân lời Đức Thế Tôn đã dạy La Hầu L |
Nguồn:
Diệu Trân |
Số người xem:
4349
In Bài Này
Xem Góp Ý
Góp Ý
|
|
|
|
|
|
|
Những
Bài cùng Thể Loại :
|
|
Kinh Pháp Cú
|
|
|