Tin Cập Nhật
|
|
|
| |
|
Cỡ chữ:
|
Chắp Tay Lạy Phật |
Tác giả:
Diệu Trân |
Chắp tay lạy Phật là cử chỉ quá thông thường của người Phật tử, có chi khó hiểu đâu mà cần băn khoăn suy nghĩ. Đa số chúng tôi đều tưởng thế, cho đến một buổi nghe pháp, giảng sư hỏi đại chúng: -Tại sao lạy Phật lại chắp tay? Chúng tôi đồng loạt trả lời: -Thưa Thầy, chắp tay để bày tỏ lòng cung kính Phật ạ. Nhưng khi Thầy hỏi: “Còn gì nữa?” thì cả đạo tràng im lặng, ngơ ngác nhìn nhau, không ai tìm được thêm một lý do nào nữa vì nghĩ, lý do cung kính Phật là quá đủ rồi! Khi ấy, Thầy giơ bàn tay trái trước đại chúng và hỏi: -Đây là tay gì? Dễ quá! mọi người nhất loạt trả lời: -Dạ, tay trái ạ. Thầy giơ tay phải, hỏi: -Còn đây là tay gì? Lại dễ nữa, nên không ai chậm trễ lên tiếng: -Dạ, tay phải ạ. Bấy giờ, Thầy chậm rãi chắp hai tay vào nhau, thành búp sen và nhẹ nhàng hỏi: - Tay gì đây? Lúc này thì đại chúng nhường nhau, người nọ chỉ mong người kia trả lời cho mình, nhưng câu nào cũng chỉ ấp úng: -Dạ … tay …. A …. tay ….. Vẫn giữ tay búp sen, Thầy giải thích: -Khi chúng ta chắp hai tay vào nhau thì không còn tay phải, không còn tay trái nữa, đúng không? Hai bàn tay, phải và trái chỉ còn là một. Một búp sen thơm. Cũng thế, khi chúng ta nhiếp tâm chánh niệm thì tâm phân biệt phải trái, hơn thua, xấu đẹp. giầu nghèo v…v.. không còn nữa mà chỉ còn tâm an lạc. Không một cử chỉ nào trong đạo mà không hàm chứa lời dạy sâu sa. Vào chùa, chúng ta quỳ xuống là đang thực hành hạnh khiêm cung, vô ngã, không còn Cái Ta kiêu mạn nữa. Sau đó là chắp tay, xả tâm phân biệt, tự động cảm thấy thân tâm thoải mái. Ngay sau hai cử chỉ đơn giản đó, chúng ta lập tức đạt được sự an lạc mà thường ít ai quán chiếu vì sao cứ đến chùa là tiêu tan phiền não. Bài giảng hôm đó xoay quanh đề tài Pháp Hiện Thực. Pháp kề cận chúng ta hàng ngày, trong từng hành động chánh niệm. Cứu một con kiến, rải một hạt cơm dư cho con chim cũng là phát khởi tâm TỪ BI. Thực hiện được tâm từ bi là vô tình tạo cho mình công đức chứ không đợi xây chùa to tượng lớn mới có công đức. HỶ cũng thế, thành tâm chia vui với cái vui của người chính là ta đang diệt trừ tâm tỵ hiềm, ganh ghét. Rồi XẢ bỏ tâm sân hận chính là đang quét dọn bụi bặm ô nhiễm để thấy được gương tâm sáng trong. Chúng ta có thể thực hành Tứ Vô Lượng Tâm ngay trong sinh hoạt hàng ngày nếu ta biết giữ chánh niệm. Mọi sự thành công hay thất bại dường như đều khựng lại ở chữ NẾU. Làm sao biến chữ “nếu” này hướng đến điều ta mong cầu? Không có gì dễ, không có gì khó, nhưng giữa dễ và khó có một điểm chung là quyết tâm và kiên trì. NẾU QUYẾT TÂM VÀ KIÊN TRÌ sẽ đi đến thành công, lâu hay mau tùy môi trường và hoàn cảnh. NẾU KHÔNG QUYẾT TÂM VÀ KIÊN TRÌ, chắc chắn sẽ đi đến thất bại mau lắm! Trong pháp môn Tịnh Độ, hành giả nào cũng mong niệm Phật tới Nhất Tâm Bất Loạn. Nhưng, để niệm niệm nối nhau trong chánh niệm thì “Bất khả dĩ thiểu thiện căn phước đức nhơn duyên” (*), chẳng phải chút ít căn lành, phước đức mà đạt được. Thầy dạy rằng, khi chúng ta tụng kinh, niệm Phật chính là ta đang trì giới. Phật tử tại gia thường thọ tam quy ngũ giới. Tam quy là quay về với Phật, với Pháp, với Tăng. Ngũ giới là không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ và không uống rượu. Vậy thì, khi chúng ta ngồi trước ban thờ Phật, một tay chuông, một tay mõ, mắt nhìn vào trang kinh, miệng xướng tụng lời kinh, tai nghe âm thanh những lời Chư Phật, Chư Bồ Tát giảng dạy thì Thân, Tâm còn chừa chỗ nào để có thể phạm giới? Chỉ còn Ý, như con vượn chuyền cành nhưng nó lại bị thân và tâm đang tụng kinh niệm Phật cột giữ lại. Khi chưa đủ quyết tâm và kiên trì thì Ý có thể dễ dàng dẫn ta lang thang vào vọng tưởng; nhưng khi quyết tâm dần tăng, kiên trì dần vững là khi con-vượn-ý bị khuất phục dần. Thử áp dụng bài pháp vào thực tế đời-thường, trước |
Nguồn:
Diệu Trân |
Số người xem:
3993
In Bài Này
Xem Góp Ý
Góp Ý
|
|
|
|
|
|
|
Những
Bài cùng Thể Loại :
|
|
Kinh Pháp Cú
|
|
|