Tin Cập Nhật
|
|
|
| |
|
Cỡ chữ:
|
Một Đốm Lửa Thơ |
Tác giả:
Trần Kiêm Đoàn |
Mạnh Xuân 2007, anh Hoàng Xuân Thiệu đi du lịch Trung Quốc, khi qua chùa Hàn San, anh có chép lại tặng tôi bài tứ tuyệt lưu danh thiên cổ của Trương Kế. Đó là bài Phong Kiều Dạ Bạc. Nguyên tác bài thơ nầy đã được Khang Hữu Vi đời nhà Thanh khắc lên trên một tấm bia đá, dựng trong chùa Hàn San. Đồng thời, giáo sư Thiệu gởi kèm một loạt cả chục bài dịch Việt do các thi nhân, bút giả Việt Nam xưa nay chuyển ngữ. Nhưng tôi đã thành thật nêu lên nhận xét của mình rằng, chưa có một bài dịch Việt nào chuyển được cụm chữ tài hoa bậc nhất của Trương Kế trong Phong Kiều Dạ Bạc là “… đối sầu miên” ra ngữ điệu u trầm miên man và ngữ cảnh đầy phiêu lãng tương đương trong tiếng Việt cả. Chỉ có 4 câu thơ mà cổ kim đã có cả núi rừng bạt ngàn giấy mực bình phẩm đến nay vẫn chưa thôi. Giờ thêm một cọng rơm nữa thì bốn câu thơ trên vách chùa Hàn San vẫn im ắng nghe kinh, như như bất động… Phiên âm Hán-Việt: Phong Kiều Dạ Bạc Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên Giang phong ngư hỏa đối sầu miên Cô Tô thành ngoại Hàn San tự Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền Một vài bài Việt dịch tiêu biểu: Đỗ Thuyền Đêm Ở Bến Phong Kiều Trăng tà chiếc quạ kêu sương Lửa chài cây bến sầu vương giấc hồ Thuyền ai đậu bến Cô Tô Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San Tản Đà dịch
Ban Đêm Thuyền Đậu Bến Phong Kiều Trăng tà tiếng quạ vẳng sương rơi Sầu đượm hàng phong giấc lửa chài Ngoài lũy Cô Tô chùa vắng vẻ Nửa đêm chuông vẳng đến thuyền ai Trần Trọng San dịch
Quạ kêu, trăng lặn, trời sương Lửa chài le lói sầu vương giấc hồ Thuyền ai đậu bến Cô Tô Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San Nguyễn Hàm Ninh dịch
Bên trời trăng xuống quạ kêu sương Lửa rọi bờ phong đối mộng trường. Thuyền khách Cô Đài đêm vắng vọng Chuông chùa buông nhẹ chút sầu vương. Thích Quảng Sự dịch
Trương Kế ( Zhang Jì), là một tác giả sống vào khoảng trước sau năm 756- đời vua Đường Túc Tông. Tự là Ý Tôn, Trương Kế thi đậu tiến sĩ và làm quan trong triều với chức vụ Tự bộ viên ngoại lang, về sau bị đổi ra Hồng Châu coi việc tài phú và mất tại đây. Sinh thời, ông là người học rộng, đa tài; thích đàm đạo và bàn bạc văn chương, thế sự... đặc biệt rất thích làm thơ. Tương truyền, Trương Kế sau bao nhiêu năm trải qua nhiều chặng đời vinh nhục thăng trầm với chữ nghĩa khoa bảng, đã tìm thơ để ghi lại cái chí và cái tâm của mình. Cũng có những khúc quanh của hoàn cảnh và tri thức làm cho người nghệ sĩ muốn thoát ra khỏi thực tại bon chen đã vây bủa cái tâm bản nhiên an tịnh và cái chí phiêu dật của mình. Phong Kiều Dạ Bạc là bài thơ sáng tạo trong cơn mưa nguồn của sáng tạo thi ca đó. Một hôm du thuyền trên bến sông Vân Kiều, trăn trở hoài không ngủ được, Trương Kế ngâm hai câu thơ đối cảnh sinh tình:
Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên, Giang phong ngư hỏa đối sầu miên... (Quạ kêu trăng lặn sương mờ, Đèn chài gió sóng khơi bờ sầu dâng...)
Được hai câu thì thơ bỗng chững lại, loay hoay mãi không tìm ra tứ thơ cho hai câu tiếp. Vẫn theo tương truyền, động lực “gỡ bí” cho Trương Kế sau khi làm được hai câu thơ đầu bị bí là quanh quất đâu đó có thầy trò sư cụ chùa Hàn Sơn. Sư cụ dạo quanh hồ nơi sân chùa trong ánh trăng thượng huyền mới chớm với chú tiểu đi theo. Sư cụ cũng “đối cảnh sinh tình” nên ngẫu hứng ngâm:
Sơ tam, sơ tứ nguyệt mông lung, Bán tợ ngân câu bán tợ cung... (Mồng ba, mồng bốn trăng non, Nửa cong câu bạc nửa tròn cánh cung...)
Ngang đây thì cũng như Trương Kế trên bến Phong Kiều, sư cụ bí không làm tiếp được... Chú tiểu theo hầu, cũng là một t |
Nguồn:
Trần Kiêm Đoàn |
Số người xem:
4857
In Bài Này
Xem Góp Ý
Góp Ý
|
|
|
|
|
|
|
Những
Bài cùng Thể Loại :
|
|
Kinh Pháp Cú
|
|
|