Trang Chủ Chương Trình Phát Thanh Pháp Âm Quà Tặng Âm Nhạc Hình Ảnh Sinh Hoạt Vài Dòng Lưu Niệm Phim Truyện Phật Giáo và Phim Lễ Hội Tu Viện Hương Nghiêm Web Master
  Đức Phật dạy :  Quá khứ không truy tìm, Tương lai không ước vọng; Quá khứ đã đoạn diệt, Tương lai thì chưa đến; Chỉ có pháp hiện tại, Tuệ quán chính ở đây; Không động không rung chuyển, Biết vậy nên tu tập
      Giới Thiệu
      Tin Tức Sinh Hoạt
      Kinh Tạng
      Luật Tạng
      Luận Tạng
      Phật Học Căn Bản
      Tư Tưởng Phật Học
      Lịch Sử Phật Giáo
      Thiền Học Phật Giáo
      Triết Học Phật Giáo
      Văn Học Phật Giáo
      Giáo Dục Phật Giáo
      Nghi Lễ Phật Giáo
      Từ Bi Foundation
      GĐPT Huyền Quang
      Truyên Phật Giáo
Nhập Từ khóa cần tìm:
Xin nhập Tiếng Việt đã có sẳn:
    
Tin Cập Nhật
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 2 Tháng 12 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 1 Tháng 12 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 3 Tháng 11 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 2 Tháng 11 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 1 Tháng 11 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 4 Tháng 10 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 3 Tháng 10 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 1 Tháng 10 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 2 Tháng 9 Năm 2024
Tâm Thư Cứu Trợ
      Trang Chi Tiết
Cỡ chữ:  Thu nhỏ Phóng to
Phép Mầu Của Pháp Thoại
Tác giả: Thích Nữ Giới Hương
     

Với lòng từ bi vô lượng, Đức Phật đã dạy giáo pháp cho chúng ta. Pháp thoại đó được kết tập thành tạm tạng kinh điển Pali và đại thừa.
Đức Phật đã dạy cho chúng ta những gì? Với trí tuệ thâm sâu vi tế, ngài đã để lại những phương pháp giáo dục (84.000 pháp thoại, hay kinh Pháp hoa gọi là ngũ thừa, tam thừa, nhị thừa và nhất thừa) rất thiện xảo, khế lý và khế cơ (84.000 căn cơ khác nhau của con người) và chính bản thân ngài là một nhà giáo dục hoàn thiện và gương mẫu (Thiên nhơn chi đạo sư - Thầy dạy của trời người).
Đã 26 thế kỷ trôi qua, tính chất pháp thoại ấy ngày càng được nhiều người, nhiều dân tộc và nhiều nước trên thế giới biết đến như là một nền văn hoá và văn minh chung của nhân loại.
Đạo Phật sanh ra trong bối cảnh Ấn độ tràn lan với nhiều tà kiến ngoại đạo (trong Trường bộ kinh nói là có 62 hoặc có nơi nói 90 giáo hay đa giáo). Trong khi các bậc đạo sư tôn giáo khác đã sử dụng đến những phép thần thông để chinh phục người thì Đức Phật chỉ ủng hộ và thực hiện một loại thần thông, đó là phép mầu của pháp thoại (the wonderful sound of Dharma).
Khi tiếp xúc mọi tầng lớp xã hội (walks of life) thì Đức Phật dùng ngôn ngữ và hình ảnh thích ứng với trình độ của từng đối tượng đó. Đối tượng thính chúng có thể là thượng vàng hạ cám, như giới vua chúa, quan quyền, sát-đế-lợi, bà-la-môn, thương buôn, nông dân, người thợ cạo, tướng cướp và ngay cả dâm nữ…thì đức Thế Tôn biểu hiện cung cách và ngôn ngữ của chính họ, nên pháp thoại được kết quả hữu hiệu nhiệm mầu.
Có nhiều nguyên nhân để pháp thoại có giá trị nhiệm mầu. Trước hết, bản thân pháp sư (Dharma speaker/teacher/master) phải mô phạm và thanh tịnh (thân giáo-taught by silent activities of body) khiến thính chúng (listeners) sanh lòng tin tưởng phát khởi chánh tin, tăng trưởng tâm hạnh bồ đề (developing the good/bodhi mind) làm động lực mạnh cho sự chuyển hoá nội tâm, từ tiêu cực sang tích cực (transform from the negatives to positives).
Kế đến, bản thân chính pháp thoại phải có giá trị (value of self-dharma). Giá trị đây có nghĩa là pháp phải chuyên chở vận tải được đạo đức nhân bản và siêu thế (tục đế và đạo đế) để thiết thực lợi ích trong hiện tại và mai sau; và pháp phải thể hiện và toát lên ý nghĩa ở cả hai mặt nhận thức (theory) và hành động (practice).
Đạo đức nhân bản nghĩa là xây dựng một nền đạo đức rất người, rất nhân bản trong tinh thần hiểu biết, giúp cho chúng ta trở thành con người có phẩm chất tâm linh, có ý chí, đạo đức và trí tuệ; trở thành con người toàn diện về mặt vật lý, tâm lý, sinh lý, ý chí, tình cảm và trí giác, với mục đích nhằm mang lại sự an lạc và hạnh phúc cho từng cá nhân, tập thể, gia đình và xã hội.
Trong kinh Singalà (Trường Bộ Kinh số 31 và Kinh Thiện Sinh, Trường A-hàm), Đức Phật đã dạy cách xây dựng đạo đức của con người trong mối liên quan tác động của môi trường tương giao với xã hội xung quanh như sự tương giao giữa cha mẹ và con cái; giữa thầy và trò; vợ và chồng; cá nhân và bà con, láng giềng, bạn bè; chủ và thợ; tu sĩ và cư sĩ.
Về mối quan hệ giữa thầy và trò, Đức Phật không chấp nhận quyền lực của người thầy trên mọi phương diện. Chủ trương như vậy là một trong những nguyên lý căn bản của Đức Phật về quyền bảo vệ tự do tư tưởng của mỗi cá nhân, mỗi con người. Sự thân cận để học hỏi với Đức Phật giống như sự thực tập tự do và không trói buộc khả năng trí thức của chính người đó. Ý tưởng này được biểu hiện khá xuất sắc trong kinh Kalama khi Đức Phật nói rằng:
"Đừng tin những gì đã được nghe. Đừng tin những gì có trong truyền thống bởi vì nó được truyền trao từ nhiều thế hệ. Đừng tin bất cứ điều gì do nhiều người đồn đại. Đừng tin chỉ vì nó được ghi nhận trong thánh điển. Đừng tin vào sự phỏng đoán hay chấp nhận bất cứ điều gì chỉ bởi vì suy luận. Đừng tin bất cứ điều gì chỉ vì dựa vào một vài lý do. Đừng tin bất cứ điều gì bởi vì điều đó hợp với nhận thức của mình. Đừng tin bất cứ điều gì bởi vì dường như nó có thể chấp nhận được. Đừng tin bất cứ điều gì dựa vào uy quyền của bậc

Nguồn: Thích Nữ Giới Hương
Số người xem: 5095      In Bài Này     Xem Góp Ý     Góp Ý
    Những Bài cùng Thể Loại :
MỪNG NGÀY KHÁNH TUẾ VÀ LỄ AN VỊ TÔN TƯỢNG BỒ TÁT ĐỊA TẠNG TẠI TRƯỜNG HẠ PHỔ ĐÀ SƠN TU VIỆN
Hãy Quý Giây Phút Chúng Ta Đang Sống
Viết Trên Cát
Hành Trang
Bước Chân Cùng Tử
Cuộc Chiến Trầm Lặng
Một Đốm Lửa Thơ
Sinh Tử Đại Sự
Trăng Linh Thứu
Chắp Tay Lạy Phật
1 2 3 4 5 6
Kinh Pháp Cú
Nếu thấy bậc hiền trí,
Chỉ lối và khiển trách,
Như chỉ chỗ chôn vàng,
Hãy thân cận người trí!
Thân cận người như vậy,
Chỉ tốt hơn, không xấu
Những người hay khuyên dạy,
Ngăn người khác làm ác,
Được người hiền kính yêu,
Bị người ác không thích.
Chớ thân với bạn ác,
Chớ thân kẻ tiểu nhân,
Hãy thân người bạn lành,
Hãy thân bậc thượng nhân.
Pháp hỷ đem an lạc,
Với tâm tư thuần định,
Người trí thường hoan hỷ,
Với pháp bậc Thánh thuyết.
Người trị thủy dẫn nước,
Kẻ làm tên nắn tên,
Người thợ mộc uốn gỗ,
Bậc trí nhiếp tự thân.
Như đá tảng kiên cố,
Không gió nào lay động,
Cũng vậy, giữa khen chê,
Người trí không dao động.
Như hồ nước sâu thẳm,
Trong sáng, không khuấy đục,
Cũng vậy, nghe chánh pháp,
Người trí hưởng tịnh lạc.
Người hiền bỏ tất cả,
Người lành không bàn dục,
Dầu cảm thọ lạc, khổ ,
Bậc trí không vui buồn.
Không vì mình, vì người,
Không cầu được con cái,
Không tài sản quốc độ,
Không cầu mình thành tựu,
Với việc làm phi pháp,
Vị ấy thật trì giới,
Có trí tuệ đúng pháp.
Ít người giữa nhân loại,
Đến được bờ bên kia,
Còn số người còn lại
Xuôi ngược chạy bbờ này.
Nhữngg ai hành trì pháp,
Theeo chánh pháp khéo dạy,
Sẽ đến bờ bên kia,
Vượt ma lực khó thoát.
Kẻ trí bỏ pháp đen,
Tu tập theo pháp trắng,
Bỏ nhà sống không nhà,
Sống viễn ly khó lạc.
Hãy cầu vui niết bàn,
Bỏ dục, không sở hữu,
Kẻ trí tự rữa sạch,
Cấu uế từ nội tâm.
Những ai với chánh tâm,
Khéo tu tập giác chi,
Từ bỏ mọi ái nhiễm,
Hoan hỷ không chấp thủ,
Không lậu hoặc sáng chói,
Sống tịch tịnh ở đời.
Trang Chủ   P.T Pháp Âm  Âm Nhạc  Gởi Thiệp  Hình Ảnh  Lưu Niệm  Phim Truyện
Copyright@2006 - Trung Tâm Phật Giáo - Chùa Việt Nam
10002 Synott Rd, Sugar Land, Texas 77478 .Điện Thoại (281) 575-0910