Trang Chủ Chương Trình Phát Thanh Pháp Âm Quà Tặng Âm Nhạc Hình Ảnh Sinh Hoạt Vài Dòng Lưu Niệm Phim Truyện Phật Giáo và Phim Lễ Hội Tu Viện Hương Nghiêm Web Master
  Đức Phật dạy :  Quá khứ không truy tìm, Tương lai không ước vọng; Quá khứ đã đoạn diệt, Tương lai thì chưa đến; Chỉ có pháp hiện tại, Tuệ quán chính ở đây; Không động không rung chuyển, Biết vậy nên tu tập
      Giới Thiệu
      Tin Tức Sinh Hoạt
      Kinh Tạng
      Luật Tạng
      Luận Tạng
      Phật Học Căn Bản
      Tư Tưởng Phật Học
      Lịch Sử Phật Giáo
      Thiền Học Phật Giáo
      Triết Học Phật Giáo
      Văn Học Phật Giáo
      Giáo Dục Phật Giáo
      Nghi Lễ Phật Giáo
      Từ Bi Foundation
      GĐPT Huyền Quang
      Truyên Phật Giáo
Nhập Từ khóa cần tìm:
Xin nhập Tiếng Việt đã có sẳn:
    
Tin Cập Nhật
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 2 Tháng 12 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 1 Tháng 12 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 3 Tháng 11 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 2 Tháng 11 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 1 Tháng 11 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 4 Tháng 10 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 3 Tháng 10 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 1 Tháng 10 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 2 Tháng 9 Năm 2024
Tâm Thư Cứu Trợ
      Trang Chi Tiết
Cỡ chữ:  Thu nhỏ Phóng to
Đàn Tràng Giải Oan
Tác giả: Trần Kiêm Đoàn
     

Đàn tràng Giải oan
Nhìn dưới khía cạnh tâm lý dân tộc và tâm lý trị liệu
 
Oan và giải oan
Sự phán xét công bằng và hợp lý về một sự việc đã xảy ra, một hành động đã làm là công lý hay bất công, thông suốt hay vướng mắc, oan hay không oan thường không đơn giản, rõ ràng và cụ thể như trắng với đen, sáng với tối. Do đó, sự phân định và quyết đoán rạch ròi những hành động hay sự cố xảy ra, đã vi phạm đến mạng sống, tài sản và tinh thần... là oan hay không oan thường bị vướng mắc do vị thế, quan điểm, văn hóa và cả một chuỗi hệ lụy theo sau.
Với một dòng lịch sử triền miên trong chiến tranh, với bao nhiêu tai trời ách nước, người Việt Nam thường xuyên đối mặt với những nỗi oan ức truyền đời. Có thể nói rằng, oan là một khái niệm gắn liền với tâm lý dân tộc Việt Nam. Trong khung cảnh văn hóa làng xã, sự oan ức đồng nghĩa với bất công, áp bức, mất mặt, hận thù, xa lánh... có khi là tội lỗi giữa đối tượng bị oan và tập thể xã hội đang tồn tại. Oan, trước mắt đại chúng, có nỗi oan thể lý và nỗi oan tâm lý. Về mặt thể lý, oan là khi bị những sự tác động từ bên ngoài như biến cố, tai ách, bạo lực làm mất mát, thương tật, chết chóc đột ngột ngoài tầm dự liệu của nạn nhân bị chịu oan ức. Về mặt tinh thần, oan là bị hiểu lầm, bị nhìn sai, bị đánh giá không đúng, bị phê phán bất công, bị nhận định thiên lệnh... và cuối cùng mang chịu kết luận, phán quyết không hợp với công lý.
Nỗi oan ức có mẫu số chung trong cả hai nền văn hóa Đông và Tây. Nhưng cách giải quyết nỗi oan thường mang nặng yếu tính của truyền thống, xã hội và đức tin.
Trước khi đạo Phật và đạo Chúa ra đời và du nhập vào Việt Nam, những nỗi oan Việt Nam được xem như đã có "Đèn Trời soi xét”. Đèn Trời là một thứ công lý tự nhiên trong tâm thức dân tộc Việt.
Đạo Phật truyền thừa vào Việt Nam bằng con đường tâm linh xã hội (socio-spiritual). Đấy là một sự kết hợp hài hòa giữa tín lý giác ngộ, giải thoát, độ sanh của giáo lý Đại Thừa và đức tin truyền thống "Đèn Trời soi xét" của tâm lý dân gian Việt Nam. Trong bối cảnh văn hóa phương Đông, nhất là Việt Nam, thì giải oan là một sự cứu độ siêu hình thông qua hình thức cúng tế và cầu nguyện mang đậm nét tâm lý dân tộc và tâm linh Phật giáo.
Với khái niệm giải oan đời thường mang tính đại chúng trên đây, đạo Phật đi vào cuộc đời và đóng vai một tôn giáo điển hình về những lễ nghi và kinh văn sử dụng trong việc giải oan thông qua những Đại Trai đàn Bạt độ Giải oan. Đạo Phật không dựa vào một quyền năng tuyệt đối hay tin vào một đấng sáng tạo có toàn năng quyết định số phận của con người như thế; mà xem mọi chuyện lớn nhỏ xảy ra là một chuỗi sự kiện tác động qua lại với nhau theo nguyên lý nhân quả dưới tác động của trùng trùng Duyên Nghiệp. Hình thái sự sống hiện tiền và khuynh hướng tâm linh thay đổi thường xuyên, được tạm gọi là "số phận" của một người, luôn luôn biến đổi theo tác động khách quan và có thể thay đổi, cải thiện theo tác động chủ quan. Vì vậy, Đàn tràng Giải oan chỉ là một trong muôn vàn hình thức làm phương tiện góp phần cho quá trình thay đổi và cải thiện đó. Thế nhưng, thật ra, khái niệm “oan” và “giải oan” không có trong kinh điển của đạo Phật nguyên thủy. Hiện trạng của một sự dính mắc vào hành động hay hệ quả bất thường được gọi là “oan” không hiện diện trong đạo Phật vì rằng: Sự việc xảy ra trong giây phút hiện tiền là do tác động của Nghiệp. Nghiệp là sự tích lũy mọi hành động và sự việc thiện ác, lớn bé, cao thấp... từ vô số kiếp trước cho đến nay. Mọi sinh vật và sự vật (pháp) đều chết đi và sinh ra trong từng nháy mắt hay trong từng đơn vị vi tế nhất của thời gian được gọi là Sát-na. Một thực thể hiện tiền chỉ là một hình ảnh mang một tên gọi giả tạm do Nghiệp tạo ra; rồi lập tức bị biến đổi do một lực tác động khác gọi là Duyên. Sự sống chết nầy là nguyên nhân và thực thể của quá trình thành, trụ, hoại, diệt; sinh, già, bệnh, chết mang tính khách quan mà không một si

Nguồn: Trần Kiêm Đoàn
Số người xem: 4261      In Bài Này     Xem Góp Ý     Góp Ý
    Những Bài cùng Thể Loại :
Quán Hơi Thở:Thiền Đốn Ngộ của PG Nguyên Thủy
Kinh Pháp Bảo Đàn
Thực Tại Và Chí Đạo (Tiếp theo - 8)
Thực Tại Và Chí Đạo (Tiếp theo - 7)
Thực Tại Và Chí Đạo (Tiếp theo - 6)
Thực Tại Và Chí Đạo (Tiếp theo - 5)
Thực Tại Và Chí Đạo (Tiếp theo - 4)
Thực Tại Và Chí Đạo (Tiếp theo - 3)
Thực Tại Và Chí Đạo (Tiếp theo - 2)
Thực Tại Và Chí Đạo (Tiếp theo)
1 2
Kinh Pháp Cú
Nếu thấy bậc hiền trí,
Chỉ lối và khiển trách,
Như chỉ chỗ chôn vàng,
Hãy thân cận người trí!
Thân cận người như vậy,
Chỉ tốt hơn, không xấu
Những người hay khuyên dạy,
Ngăn người khác làm ác,
Được người hiền kính yêu,
Bị người ác không thích.
Chớ thân với bạn ác,
Chớ thân kẻ tiểu nhân,
Hãy thân người bạn lành,
Hãy thân bậc thượng nhân.
Pháp hỷ đem an lạc,
Với tâm tư thuần định,
Người trí thường hoan hỷ,
Với pháp bậc Thánh thuyết.
Người trị thủy dẫn nước,
Kẻ làm tên nắn tên,
Người thợ mộc uốn gỗ,
Bậc trí nhiếp tự thân.
Như đá tảng kiên cố,
Không gió nào lay động,
Cũng vậy, giữa khen chê,
Người trí không dao động.
Như hồ nước sâu thẳm,
Trong sáng, không khuấy đục,
Cũng vậy, nghe chánh pháp,
Người trí hưởng tịnh lạc.
Người hiền bỏ tất cả,
Người lành không bàn dục,
Dầu cảm thọ lạc, khổ ,
Bậc trí không vui buồn.
Không vì mình, vì người,
Không cầu được con cái,
Không tài sản quốc độ,
Không cầu mình thành tựu,
Với việc làm phi pháp,
Vị ấy thật trì giới,
Có trí tuệ đúng pháp.
Ít người giữa nhân loại,
Đến được bờ bên kia,
Còn số người còn lại
Xuôi ngược chạy bbờ này.
Nhữngg ai hành trì pháp,
Theeo chánh pháp khéo dạy,
Sẽ đến bờ bên kia,
Vượt ma lực khó thoát.
Kẻ trí bỏ pháp đen,
Tu tập theo pháp trắng,
Bỏ nhà sống không nhà,
Sống viễn ly khó lạc.
Hãy cầu vui niết bàn,
Bỏ dục, không sở hữu,
Kẻ trí tự rữa sạch,
Cấu uế từ nội tâm.
Những ai với chánh tâm,
Khéo tu tập giác chi,
Từ bỏ mọi ái nhiễm,
Hoan hỷ không chấp thủ,
Không lậu hoặc sáng chói,
Sống tịch tịnh ở đời.
Trang Chủ   P.T Pháp Âm  Âm Nhạc  Gởi Thiệp  Hình Ảnh  Lưu Niệm  Phim Truyện
Copyright@2006 - Trung Tâm Phật Giáo - Chùa Việt Nam
10002 Synott Rd, Sugar Land, Texas 77478 .Điện Thoại (281) 575-0910