Tin Cập Nhật
|
|
|
| |
|
Cỡ chữ:
|
Thực Tại Và Chí Đạo (Tiếp theo - 6) |
Tác giả:
Phổ Nguyệt |
CHƯƠNG HAI
THẮP SÁNG HIỆN HỮU
Ðã giải thoát tri kiến tức là tháo gở gánh nặng của thực tại giả lập hay sự vật quá khứ, thì tâm hiện tại trong sáng.
Cuộc sống không quá khứ, không tương lai đó là đầu đề khá phức tạp đến những lý luận sao cho hợp lý. Không quá khứ làm sao có hiện tại, không toan tính tương lai làm sao ổn định được cuộc sống? Quá khứ đầy đau khổ ta giải thoát nó đi. Huân tập hiện tại là nhân tương lai. Nhưng hướng đi và chủ đích của hành giả -- khi nhận thức được sự đau khổ -- là thực hiện con đường đi đến hạnh phúc vĩnh cữu tức là con đường tri thức đúng thực tướng của sự vật -- tất không màng suy nghĩ thêm nữa, không toan tính thêm nữa cái đã qua,cũng như cái sẽ tới, thì cái gì ảnh hưởng đến tâm đạo của mình?
Thắp sáng hiện hữu là hành trình thực hiện lối sống đơn giản xảy ra hàng ngày, tâm tâm vật vật không tạo ra dây oan trái nghiệp thức chồng chất. Tôi thấy đói thì ăn,mệt thì ngủ, ngoài ra không cần suy nghĩ gì nữa. Tâm không vương tình không động. Ðó là tâm trạng ung dung tự tại. Thấy bằng trí đơn nhất, đừng sanh tình. Tôi thấy cô gái, biết thấy cô gái. Thôi đủ rồi. tánh thấy của Phật và chúng sanh đều đồng. Phật cũng thấy, thánh nhân cũng thấy nhưng không sanh lòng. Còn phàm phu chúng ta thấy cô gái thì động lòng trắc ẩn sắc dục, cái thích thú tham cầu từ muôn kiếp,nên cảm xúc tương tư, tìm gặp, thoả mãn ước muốn chiếm hữu cho được cô gái dù trong vọng tưởng. Cái thấy ấy vương vấn tình cảm sẽ mê loạn thân tâm. Giải thoát tri kiến, định thức tâm lý là dẹp bỏ mối oan trái, bậc tu hành đem trí tuệ thắp sáng hiện hữu.
Thấy cô gái thôi rồi, tôi biết tôi thấy, rồi tôi đọc sách, tôi biết tôi đọc sách. Cái biết đơn thuần ấy trong hiện hữu của mỗi hoạt động là ta sống trong tĩnh thức.
Hiện hữu ta ghi nhận bằng một tâm hồn thanh thản, không dấy động. Cái hiện sinh, hiện hữu ấy là đưa ta đến một tâm thức nhẹ nhàng, hồn nhiên như trẻ thơ, cải lão hoàn đồng. Biến những mặc cảm tội lỗi, kiếp sống từng trải lão luyện, tri thức hổn tạp của kiếp người qua thời gian năm tháng khổ ải, cải thành những tâm hồn tươi trẻ, tâm hồn trong trắng không còn vướng thêm một mãi bụi trần, không chút lo âu, không toan tính điều lợi hại, chỉ sống bằng hiện thực. Cái thực tại của mỗi bản thể luôn luôn nằm trong trạng thái hiện tại hay khoảnh khắc hiện tại. Muốn tri giác cái hiện tại, ta phải chụp lấy cái hiện tại đang sống. Như thế có nghĩa là ta phải làm cho Tâm ta luôn luôn chăm chú vào hiện tại, hoặc nữa làm cho ta luôn luôn sống trong hiện tại.
I. MINH SÁT TUỆ:
(Theo Thiền Minh Sát của Phật Giáo Nguyên Thủy) Thông thường tâm không trụ vào một nơi mà tách rời thân, chu du đó đây đến tận những nơi xa xôi, lắm khi cũng đi vào vị lai hay trở lại quá khứ theo dòng tư tưởng và trong giấc mơ.
Tâm phóng như vậy vì thiếu niệm và thiếu giác tĩnh và do đó trở thành chỗ nươngtựa của ba căn bất thiện là Tham Sân Si.
Ðể diệt trừ ba ô nhiễm đó, trên thực tế ta dùng đến trí tuệ rất ít. Thông suốt toàn thể pháp học vẫn chưa phải là đường đưa đến Niết Bàn kể cả phép suy luận. Ðường đến Niết Bàn chỉ có thể thành đạt được bằng pháp hành.
Pháp hành là gì?
Theo Minh Sát Tuệ, lối thiền của Phật Giáo Nguyên Thủy cũng là lối Thắp Sáng Hiện Hữu hữu hiệu nhất. Là thực hành tâm niệm và giác tĩnh. Chỉ bằng cách không để tâm phóng dật vào quá khứ hay tương lai mà phải chăm chú vào hiện tại, ta có thể vượt ra ngoài mọi ưa thích hay ghét bỏ và si mê. Nói cách khác ta phải luôn luôn giác tĩnh và không mơ mộng.
Trước tiên ta phải có ít pháp học vừa đủ để biết cử động nào của thân hay tri giác nào có thể là nguồn phát sinh ra ưa ghét tham hay sân và ghi nhận tất cả luôn luôn giác tĩnh. Pháp thực hành của Thiền Minh Sát |
Nguồn:
Phổ Nguyệt |
Số người xem:
5309
In Bài Này
Xem Góp Ý
Góp Ý
|
|
|
|
|
|
|
Những
Bài cùng Thể Loại :
|
|
Kinh Pháp Cú
|
|
|