Tin Cập Nhật
|
|
|
| |
|
Cỡ chữ:
|
Thực Tại Và Chí Đạo (Tiếp theo - 5) |
Tác giả:
Phổ Nguyệt |
PHẦN HAI
GIẢI THOÁT TRI KIẾN
Nhờ có lý trí (Tàng thức) mà con người hiểu biết được vạn vật và ngay cả tâm trí của mình. Khai ngộ là giải thoát lý trí ra khỏi kho chứa ràng buộc nó. Tri kiến là cái giả lập của sự hiểu biết. Cái Biết mới là thực, cái Bị Biết (Tri kiến) là không thực, là cái giả lập của cái thực.
Kant định nghĩa Khai Sáng như là một hành động lột xác: sự thoát ly ra khỏi điều kiện vị thành niên mà con người đã tự giam mình vào, để làm người trưởng thành -- Ở Kant, vị thành niên là kẻ không có khả năng tự vận dụng lấy lý trí mà không có sự lãnh đạo của người khác.
Cứ dám biết! Hãy có can đảm tự sử dụng trí tuệ của chính mình. Ðó là phương châm của khai sáng.
Ở đây cái mới của Khai Sáng là : 1) báo hiệu một kỷ nguyên tiến bộ vừa không thể đảo ngược, vừa có tiềm năng vô hạn; 2) lấy sự tiến tới của tri thức, và qua đó, của đời sống vật chất, làm cơ sở cho sự tiến lên của đạo lý và xã hội -- nghĩa là sự tiến bộ tinh thần của nhân loại.
(TC Triết 2, tr. 12)
Giải thoát tri kiến có nghĩa là khôi phục lại cái thực tính của tri kiến, tức là sự hiểu biết chân thật hay là chân lý tối hậu.
Vượt thoát khỏi đối tượng tìm đến tự tính của nó là đường về chân nguyên. Lột xác tri kiến giả lập để thể hiện tri thức thực sự tức là Tri thức đúng hay Hiểu biết chân thật. Vậy tri kiến như phương tiện hướng dẫn thực hiện.
Như ngón tay chỉ mặt trăng. Nhận thấy được mặt trăng phải vượt thoát khỏi ngón tay, cũng như vậy, vượt thoát khỏi tri kiến mới nắm bắt được thực tại.
Thực tại là tự tánh của sự vật. Những hình ảnh của sự vật (thức) theo thời gian kết tựu (Tàng thức). Thời gian đi từ tự tánh của sự vật: Chơn không, Thực tại, Thực hữu. Thực chất là chân lý thì không biến đổi. Ðã là chân lý thì phải thường hằng, bất biến. Vì lẽ đó, cho nên ta có thể thấy lại trong thực tại bên ngoài cái ý niệm thời gian, mà ta biết một cách tuyệt đối. Ðó là ý niệm lại cái thực tại thì không còn là thực tại, dù trải qua một sát na, nó chỉ là một quá khứ. Tri kiến là tâm quá khứ. Chân thể là sự trở lùi của Sử tính Thời tính, vì thời tính là sử tính. Ấn tượng tri giác vận chuyển nối tiếp như một dòng sông chảy xiết. Dòng nước trôi chảy liên miên, những giọt nước không bao giờ lập lại, nhưng những giọt nước đều có hình ảnh giống nhau; do đó dù tự thể của chúng luôn luôn sai biệt, nhưng hình ảnh chúng không sai biệt.
Muốn dẹp bỏ tâm quá khứ là trở về giọt nước ban đầu của những giọt nước triền miên lưu chảy mà ta đang thấy, giảm trừ thời gian từ hiện tại đến đầu nguồn quả thật cũng là một giả vọng trong quá trình tư duy mà thôi.
Trở về nguồn của thực hữu, cái hiện đang là, cái hiện đang là đó, tức là không có tâm quá khứ vốn mang nhiều tri kiến nặng nề, làm cho tâm hồn vẫn đục, vọng tưởng triền miên không dứt. Ðó là ta mới giảm trừ thời gian. Còn điểm trở ngại nữa cái tâm không thì không còn trung gian của các căn nữa. Vượt khỏi ngũ giác quan của mình để nguyên vẹn cái tâm không trực nhận thực hữu. Là ta đã giảm trừ không gian và thời gian, là hai yếu tố làm chướng ngại cho cái tâm tự tại vậy. Tâm lúc bấy giờ thể nhập chốn tịch tĩnh y nhiên. Thực tại, thực hữu chính nó là nó mà tâm thể nhập ngay lúc ấy và tại ấy hiện tiền. Khi dùng văn ngôn để diễn tả cái ý chỉ thì thực hữu ấy không còn là hiện hữu nữa. Giải thoát tri kiến là tiến trình tri thức đúng về nhận thức sai lầm tri kiến giả lập, và giải thoát nó, để trở về thực thể tức là tự tính tuyệt đối của tri kiến hay là con đường giác ngộ. Vậy trong sự sống làm thế nào nắm bắt được chân lý tối hậu ấy? Ðó là lối dụng công, là phương pháp thiền, là cách giải tỏa những khắc khoải của con người trong hàng vạn thế kỷ trước khi đức Phật ra đời. Ánh sáng đuốc tuệ đã tỏa ra, đạo pháp tuyệt vời |
Nguồn:
Phổ Nguyệt |
Số người xem:
4156
In Bài Này
Xem Góp Ý
Góp Ý
|
|
|
|
|
|
|
Những
Bài cùng Thể Loại :
|
|
Kinh Pháp Cú
|
|
|