Trang Chủ Chương Trình Phát Thanh Pháp Âm Quà Tặng Âm Nhạc Hình Ảnh Sinh Hoạt Vài Dòng Lưu Niệm Phim Truyện Phật Giáo và Phim Lễ Hội Tu Viện Hương Nghiêm Web Master
  Đức Phật dạy :  Quá khứ không truy tìm, Tương lai không ước vọng; Quá khứ đã đoạn diệt, Tương lai thì chưa đến; Chỉ có pháp hiện tại, Tuệ quán chính ở đây; Không động không rung chuyển, Biết vậy nên tu tập
      Giới Thiệu
      Tin Tức Sinh Hoạt
      Kinh Tạng
      Luật Tạng
      Luận Tạng
      Phật Học Căn Bản
      Tư Tưởng Phật Học
      Lịch Sử Phật Giáo
      Thiền Học Phật Giáo
      Triết Học Phật Giáo
      Văn Học Phật Giáo
      Giáo Dục Phật Giáo
      Nghi Lễ Phật Giáo
      Từ Bi Foundation
      GĐPT Huyền Quang
      Truyên Phật Giáo
Nhập Từ khóa cần tìm:
Xin nhập Tiếng Việt đã có sẳn:
    
Tin Cập Nhật
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 2 Tháng 12 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 1 Tháng 12 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 3 Tháng 11 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 2 Tháng 11 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 1 Tháng 11 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 4 Tháng 10 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 3 Tháng 10 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 1 Tháng 10 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 2 Tháng 9 Năm 2024
Tâm Thư Cứu Trợ
      Trang Chi Tiết
Cỡ chữ:  Thu nhỏ Phóng to
Thực Tại Và Chí Đạo (Tiếp theo - 4)
Tác giả: Phổ Nguyệt
     

CHƯƠNG NĂM

KINH NGHIỆM SỐNG CHẾT

I. TỬ THƯ TÂY TẠNG

(Padma Sambhava, tr. 30- 58)

1). Lời Tựa của Latma Anagarika Govinda:

... Người nào có đức tin vào nền siêu hình học Phật Giáo, thì thấy rằng Sinh và Tử chẳng phải là những hiện tượng duy nhất của sự Sống và sự Chết, mà chúng can thiệp vào chúng ta một cách liên tục không ngừng. Trong từng khoảnh khắc, trong chúng ta có cái gì đó chết đi và cái gì đó sinh ra. Các Bardos khác nhau chỉ là những Trạng thái tâm thức khác nhau của đời sống chúng ta: Trạng thái thức, Trạng thái mộng, Trạng thái hấp hối, Trạng thái chết và Trạng thái tái sinh.

Tất cả những điều trên đây được mô tả rõ ràng trong những câu thơ căn bản của Sáu Bardos (Bardo- rman druy- rtsatsig), chúng là cốt lõi đầu tiên của tác phẩm Bardo Thodol. Ðiều đó chứng tỏ rằng ở đây chúng ta đang đối diện với chân lý của Sự Sống, chứ không phải một bài hướng dẫn của về Cái Chết, hay là một khóa lễ dành cho những người chết, như người ta vẫn tưởng lầm, do sự biến dạng và thoái hóa sau nầy của tác phẩm.

Ðây không phải là một tài liệu hướng dẫn những Người chết mà hướng dẫn tất cả những ai muốn vượt qua Cái Chết thành một hành động giải thoát. Bởi lẽ khi chết chúng ta cũng trải qua những bước tuần tự của Thiền định. Plutarque đã từng nói:

- Ngay lúc chết, Tâm thức của con người lọt vào những Trạng thái huyền bí, giống như Trạng thái của những vị Ðạo đồ cao cấp.

Do sự tự động cắt đứt khỏi lớp vỏ thể xác, cùng với tất cả những ham muốn và ngăn ngại của Tâm thức nông cạn, Cái Chết rõ ràng đưa đến cho chúng ta một cơ hội hi hữu để đặc biệt giải phóng chúng ta ra khỏi sự ràng buộc của những bản năng tối tăm, và hé mở cho chúng ta nhìn thấy thấp thoáng ánh sáng giải thoát, dù rằng chỉ trong chốc lát. Người nào có thể gắn bó được với khoảnh khắc ấy và giữ mình được ngang tầm với sự hiểu biết ấy, thì sẽ tham dự vào cuộc giải thoát. Ngược lại kẻ nào yếu đuối, bị rơi rớt do không thể giữ mình ở ngang tầm ấy, sẽ gặp ít nhiều khó khăn khi trở lại vòng Luân hồi sanh tử.

Chỉ những ai đã có sự chuẩn bị cả cuộc đời mình mới có thể đối diện vững vàng với khoảnh khắc mãnh liệt ấy. Chính vì vậy mà chúng ta hiểu vì sao trong các cuộc Ðiểm đạo của những Tông Huyền Môn lớn thời cổ đại, cũng như trong những nền văn hóa xa xưa hơn, đều có nghi thức về Cái chết tượng trưng cho người được điểm đạo. Padma Sambhava cũng đã dùng đến những nghi thức nầy, trong câu thơ căn bản cuối cùng ông lưu ý chúng ta rằng:

- Trong ý nghĩa về Cái chết sắp đến, thì điều chính yếu không phải là muốn từ bỏ các quyền lợi vô nghĩa của sự tham sống, mà chủ yếu là sự hiến dâng mình cho Phật pháp, chừng nào mà sự sống còn cho phép chúng ta làm điều ấy.

Nhằm mục đích này chúng ta phải làm sao cho sinh hoạt cuộc sống hàng ngày, trong đó bao gồm cả Sự chết, không phải như sinh hoạt chán đời, mà coi đó như là một phần không thể tách rời và rất cần thiết của đời sống. Muốn thâm nhập vào lĩnh vực kinh nghiệm này, không cần phải có những quan điểm bệnh hoạn, bi quan (việc này thuộc về một thế giới khác và phục vụ những mục đích hoàn toàn khác), mà cái chủ yếu là cần đi sâu vào Cốt tủy của Bản thể, nơi đó chúng ta gặp Sự sống và Cái chết không tách rời nhau.

2. Lời Giới Thiệu của Nữ Dịch Giả Eva K. Dargyay

KINH NGHIỆM VỀ CÁI CHẾT TRONG CÁC TRUYỀN THỐNG HUYỀN MÔN

Trong hầu hết các nền văn hóa của nhân loại, Cái Chết luôn luôn là một kinh nghiệm hãi hùng, dễ sợ, nó gợi lên sự duy tư về ý nghĩa của cuộc đời, về những nguyên nhân dẫn đến sự thử thách đó và hành động bức bách khiến Cái chết trở nên không thể tránh được. Ngay từ những buổi đầu tiên của nhân loại, người ta đã tìm kiếm ý nghĩ

Nguồn: Phổ Nguyệt
Số người xem: 3520      In Bài Này     Xem Góp Ý     Góp Ý
    Những Bài cùng Thể Loại :
Quán Hơi Thở:Thiền Đốn Ngộ của PG Nguyên Thủy
Đàn Tràng Giải Oan
Kinh Pháp Bảo Đàn
Thực Tại Và Chí Đạo (Tiếp theo - 8)
Thực Tại Và Chí Đạo (Tiếp theo - 7)
Thực Tại Và Chí Đạo (Tiếp theo - 6)
Thực Tại Và Chí Đạo (Tiếp theo - 5)
Thực Tại Và Chí Đạo (Tiếp theo - 3)
Thực Tại Và Chí Đạo (Tiếp theo - 2)
Thực Tại Và Chí Đạo (Tiếp theo)
1 2
Kinh Pháp Cú
Nếu thấy bậc hiền trí,
Chỉ lối và khiển trách,
Như chỉ chỗ chôn vàng,
Hãy thân cận người trí!
Thân cận người như vậy,
Chỉ tốt hơn, không xấu
Những người hay khuyên dạy,
Ngăn người khác làm ác,
Được người hiền kính yêu,
Bị người ác không thích.
Chớ thân với bạn ác,
Chớ thân kẻ tiểu nhân,
Hãy thân người bạn lành,
Hãy thân bậc thượng nhân.
Pháp hỷ đem an lạc,
Với tâm tư thuần định,
Người trí thường hoan hỷ,
Với pháp bậc Thánh thuyết.
Người trị thủy dẫn nước,
Kẻ làm tên nắn tên,
Người thợ mộc uốn gỗ,
Bậc trí nhiếp tự thân.
Như đá tảng kiên cố,
Không gió nào lay động,
Cũng vậy, giữa khen chê,
Người trí không dao động.
Như hồ nước sâu thẳm,
Trong sáng, không khuấy đục,
Cũng vậy, nghe chánh pháp,
Người trí hưởng tịnh lạc.
Người hiền bỏ tất cả,
Người lành không bàn dục,
Dầu cảm thọ lạc, khổ ,
Bậc trí không vui buồn.
Không vì mình, vì người,
Không cầu được con cái,
Không tài sản quốc độ,
Không cầu mình thành tựu,
Với việc làm phi pháp,
Vị ấy thật trì giới,
Có trí tuệ đúng pháp.
Ít người giữa nhân loại,
Đến được bờ bên kia,
Còn số người còn lại
Xuôi ngược chạy bbờ này.
Nhữngg ai hành trì pháp,
Theeo chánh pháp khéo dạy,
Sẽ đến bờ bên kia,
Vượt ma lực khó thoát.
Kẻ trí bỏ pháp đen,
Tu tập theo pháp trắng,
Bỏ nhà sống không nhà,
Sống viễn ly khó lạc.
Hãy cầu vui niết bàn,
Bỏ dục, không sở hữu,
Kẻ trí tự rữa sạch,
Cấu uế từ nội tâm.
Những ai với chánh tâm,
Khéo tu tập giác chi,
Từ bỏ mọi ái nhiễm,
Hoan hỷ không chấp thủ,
Không lậu hoặc sáng chói,
Sống tịch tịnh ở đời.
Trang Chủ   P.T Pháp Âm  Âm Nhạc  Gởi Thiệp  Hình Ảnh  Lưu Niệm  Phim Truyện
Copyright@2006 - Trung Tâm Phật Giáo - Chùa Việt Nam
10002 Synott Rd, Sugar Land, Texas 77478 .Điện Thoại (281) 575-0910