Trang Chủ Chương Trình Phát Thanh Pháp Âm Quà Tặng Âm Nhạc Hình Ảnh Sinh Hoạt Vài Dòng Lưu Niệm Phim Truyện Phật Giáo và Phim Lễ Hội Tu Viện Hương Nghiêm Web Master
  Đức Phật dạy :  Quá khứ không truy tìm, Tương lai không ước vọng; Quá khứ đã đoạn diệt, Tương lai thì chưa đến; Chỉ có pháp hiện tại, Tuệ quán chính ở đây; Không động không rung chuyển, Biết vậy nên tu tập
      Giới Thiệu
      Tin Tức Sinh Hoạt
      Kinh Tạng
      Luật Tạng
      Luận Tạng
      Phật Học Căn Bản
      Tư Tưởng Phật Học
      Lịch Sử Phật Giáo
      Thiền Học Phật Giáo
      Triết Học Phật Giáo
      Văn Học Phật Giáo
      Giáo Dục Phật Giáo
      Nghi Lễ Phật Giáo
      Từ Bi Foundation
      GĐPT Huyền Quang
      Truyên Phật Giáo
Nhập Từ khóa cần tìm:
Xin nhập Tiếng Việt đã có sẳn:
    
Tin Cập Nhật
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 2 Tháng 12 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 1 Tháng 12 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 3 Tháng 11 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 2 Tháng 11 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 1 Tháng 11 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 4 Tháng 10 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 3 Tháng 10 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 1 Tháng 10 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 2 Tháng 9 Năm 2024
Tâm Thư Cứu Trợ
      Trang Chi Tiết
Cỡ chữ:  Thu nhỏ Phóng to
Thực Tại Và Chí Đạo (Tiếp theo - 8)
Tác giả: Phổ Nguyệt
     

KẾT LUẬN

Khi Thấy (Chánh Kiến) mọi sự vật đều giả lập, thì tiến trình tri thức đúng về cái nhận thức sai lầm của chủ khách đưa chúng ta đến giác ngộ. Nhận thức sai lầm của nhị nguyên đối đãi là nhận thức căn trần mà căn trần đều là giả lập, như đã giải thích, thì nhận thức ấy làm sao đúng. Cho nên Tánh Giác là thể nhận nơi thực tướng của sự vật. Thực tướng của sự vật là Tánh Không. Tánh Giác là Thiệt Hư Không; sự vật mà Tâm thể nhập nơi dung thể Không của nó cũng là Hư Không. Vạn vật đồng nhất thể (tâm lẫn vật) là đồng thể Không. Cho nên Tánh Giác (Biết) là trực nhận nơi thể Không của sự vật.

Chúng ta có thể thực hiện Tánh Giác bằng cách dùng Tâm ( Biết do trực nhận không qua ý thức của căn trần) để BIẾT CÁI BIẾT CỦA CĂN TRẦN.

Cái biết của căn trần (chủ khách) là năng sở. Tánh biết của năng sở cũng là Tánh Không nhưng giới hạn ở các căn. Cho nên cái Biết của Tâm (Tánh Giác) là Hư Không bao la vô giới hạn hòa nhập tánh không của sự vật (Dung thể không hay tướng không của đối tượng) biến thành một khối vô phân biệt của Hư Không. Ðó là thể nhập chốn tịch tĩnh y nhiên, hay thực tế mà nói, Biết cái mình biết là Tánh Giác. Biết do Tâm (Tánh Giác) cái mình biết do căn trần (chủ khách hay năng sở). Tiến trình nầy làm cho năng sở song vong. Tánh Giác vượt khỏi năng sở.

Thiền sư Duy Tín đời Tống nói: Trước ba mươi năm, tôi thấy núi sông là núi sông. Sau gặp thiện hữu tri thứcchỉ dạy, tôi thấy núi sông không phải là núi sông. Nay được chỗ dứt sạch ( thể nhập nơi tịch tĩnh y nhiên ) thấy núi sông là núi sông.

Trước ba mươi năm chưa tu, dùng trí phân tích (thường trí ) của căn trần, chủ khách thì thấy núi sông là núi sông. Sau vào tu, gặp thiện tri thức chỉ dạy thì dùng trí phân biệt (thời gian huyễn hóa sự vật) thì thấy núi sông không phải là núi sông thật như ta vừa thấy nữa. Vì trong một sát na khoảnh khắc núi sông ta đang thấy không còn thật là nó nữa, đã huyễn hóa rồi, đã thêm 1 sát na tuổi. Nhìn trên khía cạnh thời gian thì nó không còn thật là nó nữa, đã biến thái rồi. Khi thể nhập vào chốn tịch tĩnh y nhiên, tức là trực nhận nơi thực tướng của sự vật, ngay khi thấy núi sông thì Biết (nhận thức) cái mình biết là núi sông. Ðó là thực Biết hay Biết cái thực tướng của núi sông.

*** Các pháp tu dùng phương tiện để hàng phục vọng tâm, triệt tiêu tất cả các vọng tưởng, nghĩa là giảm trừ các vọng tưởng cho đến đổi dường như không còn vọng tưởng,nhưng kỳ thực chỉ còn có một vọng tưởng duy nhất mà thôi đó là nhứt niệm vô minh. Tiến trình giảm trừ đến cực tiểu e # 0 (gần bằng số không, nhưng chưa phải là không).

Nhứt niệm có công năng phi thường, xuyên qua lớp mây mù dày đặc của thế giới vọng tưởng, mà đến một thế giới sáng lạng sẵn dành cho hành giả sử dụng những phương tiện tương ứng. Vì khi hành giả tập trung vào một ý tưởng hay một ý niệm nào thì ý tưởng ý niệm đó sẽ sáng tỏ vô cùng. Thế giới mà nhứt niệm đạt được như Tây Phương cực lạc, A Di Ðà Vô Lượng Quang, Thiên Ðàng v. v.. . Từ thế giới công ước đó, hành giả có đủ năng lực thể nhập vào thế giới vô phân biệt, tuyệt đối.

-- Một thí dụ về công năng của nhứt niệm mà người thế gian dùng để đạt đến mục đích nào đó của họ, đó là dùng sức mạnh của tư tưởng để nghiên cứu khoa học chẳng hạn. Còn như các pháp thiền quán tưởng, công án hay thoạiđầu, ngay cả niệm Phật dùng thân khẩu ý (tay lần chuổi, miệng niệm Phật, ý nhận ngay tánh nghe), hoặc niệm chú cũng dùng thân khẩu ý (tay bắt ấn, miệng niệm chú,ý quán tưởng) cũng là đi đến nhứt niệm. Riêng về niệm Phật và niệm chú dùng tam nghiệp tập trung đến nhứt niệm thì công năng đó mạnh mẻ phi thường, gấp ba lần với ý tưởng, vì quá kiên cố, không có kẻ hở để cho một niệm khởi nào xen vào.

-- Chẳng hạn,niệm chú, theo Mật Giáo Thậm Tâm Nội Nghĩa, Những phương pháp tu tập liên quan đến việc đầu tiên

Nguồn: Phổ Nguyệt
Số người xem: 4293      In Bài Này     Xem Góp Ý     Góp Ý
    Những Bài cùng Thể Loại :
Quán Hơi Thở:Thiền Đốn Ngộ của PG Nguyên Thủy
Đàn Tràng Giải Oan
Kinh Pháp Bảo Đàn
Thực Tại Và Chí Đạo (Tiếp theo - 7)
Thực Tại Và Chí Đạo (Tiếp theo - 6)
Thực Tại Và Chí Đạo (Tiếp theo - 5)
Thực Tại Và Chí Đạo (Tiếp theo - 4)
Thực Tại Và Chí Đạo (Tiếp theo - 3)
Thực Tại Và Chí Đạo (Tiếp theo - 2)
Thực Tại Và Chí Đạo (Tiếp theo)
1 2
Kinh Pháp Cú
Nếu thấy bậc hiền trí,
Chỉ lối và khiển trách,
Như chỉ chỗ chôn vàng,
Hãy thân cận người trí!
Thân cận người như vậy,
Chỉ tốt hơn, không xấu
Những người hay khuyên dạy,
Ngăn người khác làm ác,
Được người hiền kính yêu,
Bị người ác không thích.
Chớ thân với bạn ác,
Chớ thân kẻ tiểu nhân,
Hãy thân người bạn lành,
Hãy thân bậc thượng nhân.
Pháp hỷ đem an lạc,
Với tâm tư thuần định,
Người trí thường hoan hỷ,
Với pháp bậc Thánh thuyết.
Người trị thủy dẫn nước,
Kẻ làm tên nắn tên,
Người thợ mộc uốn gỗ,
Bậc trí nhiếp tự thân.
Như đá tảng kiên cố,
Không gió nào lay động,
Cũng vậy, giữa khen chê,
Người trí không dao động.
Như hồ nước sâu thẳm,
Trong sáng, không khuấy đục,
Cũng vậy, nghe chánh pháp,
Người trí hưởng tịnh lạc.
Người hiền bỏ tất cả,
Người lành không bàn dục,
Dầu cảm thọ lạc, khổ ,
Bậc trí không vui buồn.
Không vì mình, vì người,
Không cầu được con cái,
Không tài sản quốc độ,
Không cầu mình thành tựu,
Với việc làm phi pháp,
Vị ấy thật trì giới,
Có trí tuệ đúng pháp.
Ít người giữa nhân loại,
Đến được bờ bên kia,
Còn số người còn lại
Xuôi ngược chạy bbờ này.
Nhữngg ai hành trì pháp,
Theeo chánh pháp khéo dạy,
Sẽ đến bờ bên kia,
Vượt ma lực khó thoát.
Kẻ trí bỏ pháp đen,
Tu tập theo pháp trắng,
Bỏ nhà sống không nhà,
Sống viễn ly khó lạc.
Hãy cầu vui niết bàn,
Bỏ dục, không sở hữu,
Kẻ trí tự rữa sạch,
Cấu uế từ nội tâm.
Những ai với chánh tâm,
Khéo tu tập giác chi,
Từ bỏ mọi ái nhiễm,
Hoan hỷ không chấp thủ,
Không lậu hoặc sáng chói,
Sống tịch tịnh ở đời.
Trang Chủ   P.T Pháp Âm  Âm Nhạc  Gởi Thiệp  Hình Ảnh  Lưu Niệm  Phim Truyện
Copyright@2006 - Trung Tâm Phật Giáo - Chùa Việt Nam
10002 Synott Rd, Sugar Land, Texas 77478 .Điện Thoại (281) 575-0910