Trang Chủ Chương Trình Phát Thanh Pháp Âm Quà Tặng Âm Nhạc Hình Ảnh Sinh Hoạt Vài Dòng Lưu Niệm Phim Truyện Phật Giáo và Phim Lễ Hội Tu Viện Hương Nghiêm Web Master
  Đức Phật dạy :  Quá khứ không truy tìm, Tương lai không ước vọng; Quá khứ đã đoạn diệt, Tương lai thì chưa đến; Chỉ có pháp hiện tại, Tuệ quán chính ở đây; Không động không rung chuyển, Biết vậy nên tu tập
      Giới Thiệu
      Tin Tức Sinh Hoạt
      Kinh Tạng
      Luật Tạng
      Luận Tạng
      Phật Học Căn Bản
      Tư Tưởng Phật Học
      Lịch Sử Phật Giáo
      Thiền Học Phật Giáo
      Triết Học Phật Giáo
      Văn Học Phật Giáo
      Giáo Dục Phật Giáo
      Nghi Lễ Phật Giáo
      Từ Bi Foundation
      GĐPT Huyền Quang
      Truyên Phật Giáo
Nhập Từ khóa cần tìm:
Xin nhập Tiếng Việt đã có sẳn:
    
Tin Cập Nhật
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 2 Tháng 12 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 1 Tháng 12 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 3 Tháng 11 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 2 Tháng 11 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 1 Tháng 11 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 4 Tháng 10 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 3 Tháng 10 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 1 Tháng 10 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 2 Tháng 9 Năm 2024
Tâm Thư Cứu Trợ
      Trang Chi Tiết
Cỡ chữ:  Thu nhỏ Phóng to
Duy Biểu Học Giảng Luận -6
Tác giả: Thiền Sư Nhất Hạnh
     
KỆ THỨ 41
        Quán chiếu tính y tha
        Vô minh thành tuệ giác
        Luân hồi và chơn như
        Tuy hai mà thành một.
Nếu chúng ta sống có chánh niệm để có thể thấy được tính y tha khởi trong lòng sự vật thì chúng ta có thể chuyển vô mình thành tuệ giác được, đó là cái chìa khóa. Trong Duy Biểu học có giáo lý về ba Tự tính. Tự tính là Svabhava, dịch tiếng Anh là The Tue Nature, Self Nature. Tự tính tức là cái bản chất của chính nó. Sự vật có tự tính của nó. Và tự tính đó là đối tượng nhận thức của mình. Và chúng ta đã học tự tính đầu là tự tính biến kế. Tự tính này không phải chính nó tự có mà tại vì vô minh, tại vì sự ngu muội của chúng ta cho nên thực tại mang màu sắc đó. Ví dụ chúng ta buồn, chúng ta nhìn mặt trăng thì chúng ta thấy mặt trăng nó buồn. Tự tính là do tâm thức của chúng ta tạo tác, gọi là tự tính biến kế (parikalpita). Đó là những tạo tác của tâm, ý. Như khi mà chúng ta quan niệm thế giới nó có sinh, có diệt, có thành, có hoại, có một, có nhiều, có lui, có tới đó là chúng ta tạo tác ra những cái tính chất của thực tại mà chính cái thực tại đó không có, gọi là tự tính biến kế chấp. Và chúng ta bị giam hãm trong thế giới của vô minh, sinh tử, vì chúng ta đã tạo ra cái thế giới mà chúng ta tưởng là thực tại tự thân nhưng kỳ thực đó là thế giới biến kế chấp.
Ngược lại thế giới biến kế chấp là thế giới Viên thành thật. Thế giới Viên thành thật là thế giới không có sự tạo tác của tâm ý, không có những khái niệm (conception). Đây thực sự là tự tính của vạn pháp. Tự tính viên thành thật đích là tự tính của vạn pháp trong đó không có sinh, có diệt, không có một, không có nhiều, không có đi, không có tới, không có có và không có không. Và tự tính thứ ba mà chúng ta gọi là tính y tha, nói cho đủ là Tự Tính Y Tha Khởi. Y tha khởi tức là nương vào những cái vật khác mà phát sinh, tiếng Phạn là paratantra. Y tha khởi. tại vì tất cả mọi sự mọi vật đều nương vào những những hiện tượng khác mà phát khởi. Ví dụ như bông hoa. Bông hoa, tự tính của nó là y tha khởi. Y tha khởi tức là nương vào những điều kiện khác mà có. Ví dụ như là hạt giống, đám mây, sức nóng của mặt trời v.v… những cái đó đều gọi là tha. Tha tức là những điều kiện khác. Y tha khởi cũng là tự tính của vạn vật. Và nếu chúng ta biết quán chiếu tính y tha khởi của vạn vật thì chúng ta có khả năng chuyển “Vô minh thành tuệ giác”. Quán ở đây là nhìn, nhìn sâu và nhìn kỹ, nhìn vào trong lòng sự vật. Chiếu là đưa ánh sáng tới để có thể nhìn. Nếu không có ánh sáng thì không có nhìn. “Quán chiếu tính y tha” ở đây tức là sử dụng Vô thường quán, sử dụng Vô ngã quán Nhân duyên quán. Vô thường quán nó là Vô ngã quán, và Vô ngã quán cũng là Nhân duyên quán. Trước khi đi vào 50 bài tụng thì chúng ta đã học về Tam pháp Ấn và chúng ta đã thấy rằng khi mà chúng ta tiếp xúc được với vô thường và vô ngã của vạn pháp thì chúng ta có thể tiếp xúc được tự tính niết bàn của vạn pháp. Vô thường vô ngã là đứng về hiện tượng mà nói, còn Niết-bàn là đứng về phương diện bản thể mà nói. Cho nên bài Tam Pháp Ấn rất là quan trọng, nó là chìa khóa để mở ra Duy Biểu. Vô thường là chìa khóa đầu, chúng ta dùng để mở cửa thực tại và Vô ngã là đứng vè phương diện không gian. Tuy hai cái nhưng kỳ thực là một, tại vì chúng ta đã học thời gian với không gian nó nương vào nhau mà thành. Thời gian và không gian nó cũng là y tha khởi. Thì chúng ta đã cũng có thể tạm nói rằng Vô thường, Vô ngã là cái thấy của chúng ta đứng về phương diện hiện tượng (phenomna). Còn Niết-bàn là đứng về phương diện bản thể. Có thể nói Niết-bàn là tư
Nguồn: admin
Số người xem: 4098      In Bài Này     Xem Góp Ý     Góp Ý
    Những Bài cùng Thể Loại :
Bát Thức Quy Củ Tụng
Duy Biểu Học Giảng Luận -5
Duy Biểu Học Giảng Luận -4
Duy Biểu Học Giảng Luận -3
Duy Biểu Học Giảng Luận -2
Duy Biểu Học Giảng Luận
Đạo Phật Ngày Nay
Giới ThiệuHọc Thuyết Phân Kỳ Về Hệ Thống Phán Giáo
Cơ Sở Triết Lý Của Tam Luận Tông
1
Kinh Pháp Cú
Nếu thấy bậc hiền trí,
Chỉ lối và khiển trách,
Như chỉ chỗ chôn vàng,
Hãy thân cận người trí!
Thân cận người như vậy,
Chỉ tốt hơn, không xấu
Những người hay khuyên dạy,
Ngăn người khác làm ác,
Được người hiền kính yêu,
Bị người ác không thích.
Chớ thân với bạn ác,
Chớ thân kẻ tiểu nhân,
Hãy thân người bạn lành,
Hãy thân bậc thượng nhân.
Pháp hỷ đem an lạc,
Với tâm tư thuần định,
Người trí thường hoan hỷ,
Với pháp bậc Thánh thuyết.
Người trị thủy dẫn nước,
Kẻ làm tên nắn tên,
Người thợ mộc uốn gỗ,
Bậc trí nhiếp tự thân.
Như đá tảng kiên cố,
Không gió nào lay động,
Cũng vậy, giữa khen chê,
Người trí không dao động.
Như hồ nước sâu thẳm,
Trong sáng, không khuấy đục,
Cũng vậy, nghe chánh pháp,
Người trí hưởng tịnh lạc.
Người hiền bỏ tất cả,
Người lành không bàn dục,
Dầu cảm thọ lạc, khổ ,
Bậc trí không vui buồn.
Không vì mình, vì người,
Không cầu được con cái,
Không tài sản quốc độ,
Không cầu mình thành tựu,
Với việc làm phi pháp,
Vị ấy thật trì giới,
Có trí tuệ đúng pháp.
Ít người giữa nhân loại,
Đến được bờ bên kia,
Còn số người còn lại
Xuôi ngược chạy bbờ này.
Nhữngg ai hành trì pháp,
Theeo chánh pháp khéo dạy,
Sẽ đến bờ bên kia,
Vượt ma lực khó thoát.
Kẻ trí bỏ pháp đen,
Tu tập theo pháp trắng,
Bỏ nhà sống không nhà,
Sống viễn ly khó lạc.
Hãy cầu vui niết bàn,
Bỏ dục, không sở hữu,
Kẻ trí tự rữa sạch,
Cấu uế từ nội tâm.
Những ai với chánh tâm,
Khéo tu tập giác chi,
Từ bỏ mọi ái nhiễm,
Hoan hỷ không chấp thủ,
Không lậu hoặc sáng chói,
Sống tịch tịnh ở đời.
Trang Chủ   P.T Pháp Âm  Âm Nhạc  Gởi Thiệp  Hình Ảnh  Lưu Niệm  Phim Truyện
Copyright@2006 - Trung Tâm Phật Giáo - Chùa Việt Nam
10002 Synott Rd, Sugar Land, Texas 77478 .Điện Thoại (281) 575-0910