Tin Cập Nhật
|
|
|
| |
|
Cỡ chữ:
|
Duy Biểu Học Giảng Luận -4 |
Tác giả:
Thiền Sư Nhất Hạnh |
Cũng như bóng theo hình
Mạt na theo tàng mãi
Là cơ chế tự tồn
Là bản năng dục ái.
Thức này là cơ chế tự tồn (mecanisme autopreservation). Chúng ta đừng nghĩ rằng thức này chỉ có khuynh hướng xấu thôi. Tại vì trong đó cũng có những hạt giống tốt. Thức mạt na khi mà giác ngộ nó trở nên một cái tác dụng rất mầu nhiệm, gọi là Bình đẳng tánh trí. Bình đẳng tánh trí tức là cái khả năng có thể thấy được cái một trong tất cả và tất cả trong một. Trong thức này có tác dụng tư lượng và có tác dụng bảo tồn. Tự tồn cơ chế (mécanisme de préservation). Khi mình ngủ mà có người đến đánh thức mình dậy thì cái giật mình thức dậy đó là tác dụng của thức thứ bảy. Khi một người tới đánh mình một cái mà mình né liền lập tức, phản ứng rất mau lẹ để tránh né thì nó thuộc về thức thứ bảy, lúc đó thức thứ sáu và các thức khác chưa đủ thì giờ để suy nghĩ.
Thành ra đi lạc trong rừng, đi vào trong những tình trạng rất nguy hiễm thì cái thức này làm việc rất mạnh, nó xúi mình trốn nó bảo mình làm thế này làm thế kia để bảo tồn sinh mạng của mình nhưng có khi nó bảo rất là sai. Tại vì nó bị che lấp. Có khi nó bảo mình làm cái mà đáng lý mình không làm, tại vì nó là hữu phú. Thành thử là nó muốn sống nhưng mà nó lại đi vào con đường chết. Trong tâm lý học có một ví dụ là có con rắn nó bị con muỗi cắn rất là đau, nó giận lắm nhưng mà không có cách gì để giết con muỗi. Thành ra trong khi thao thức để trả thù thì con rắn nằm ra để cho một chiếc xe đi ngang nghiến chết con muỗi cho biết tay. Nhưng mà khi nghiến chết con muỗi thì con rắn đó cũng chết luôn.
Ta đừng có nghĩ con rắn nó dại như vậy mà con người cũng thế. Con người nhiều khi cũng dại như vậy đó. Đôi khi mình muốn phạt người kia, muốn làm cho đau khổ người yêu mình, mình tàn hại cái thân thể mình để cho người yêu mình khổ chơi. Cái chuyện này xảy ra rất nhiều. Mình làm tình làm tội, mình tự tử để cho người kia đau khổ. Cái đó cũng về cái sức mạnh của thức thứ bảy.
Nói theo tâm lý học bây giờ thức này nó hành động theo cái nguyên tắc của dục ái. Nó thỏa mãn những cái dục ái của mình, nhưng mà sự thỏa mãn này có thể đưa tới sự tiêu diệt mình. Đường lối vận hành của thức này là đi theo con đường tìm kiếm những cái dục lạc. Nhưng vì thức này bị bao che thành ra nó không có đem lại hạnh phúc nhiều. Nó nghĩ là nó đi tìm hạnh phúc, kỳ thực những cái kết quả đưa tới là những cái khổ đau nhiều hơn là hạnh phúc. Buồn nhiều hơn vui.
Sơ địa khi đạt tới
Dứt phiền não sở tri
Bát địa hết câu sinh
Alaya phóng khí.
Trên con đường thực tập của một vị Bồ-tát, người ta đi ngang qua mười giai đoạn gọi là thập địa, và địa vị thứ nhất gọi là sơ địa. Sơ địa gọi là hoan hỷ địa (the realm of joy). Tức là khi mình mới tu học mình đi vào trong địa hoan hỷ. Hoan hỷ là tại vì mình đã có thể chấm dứt được những phiền não, những cái nhiều khê, những cái ồn ào, những cái bận rộn ở trong cuộc đời. Mình đi vào trong con đường tu hành thì mình bỏ được rất nhiều những cái ràng buộc, nhiêu khê thành ra mình có rất nhiều niềm vui. Cái địa thứ nhất của các vị Bồ-tát là hoan hỷ địa. Nhưng mà người ta không ở trong địa đó hoài, người ta phải đi sang |
Nguồn:
admin |
Số người xem:
3958
In Bài Này
Xem Góp Ý
Góp Ý
|
|
|
|
|
|
|
Những
Bài cùng Thể Loại :
|
|
Kinh Pháp Cú
|
|
|