Tin Cập Nhật
|
|
|
| |
|
Cỡ chữ:
|
Duy Biểu Học Giảng Luận -3 |
Tác giả:
Thiền Sư Nhất Hạnh |
Bản thân thức thứ tám là Vô thường và vô ngã, và nội dung nhận thức của nó cũng vô thường vô ngã, những hạt giống nó cất giữ cũng vô thường và vô ngã, những cái tâm sở nó tương ưng cũng vô thường vô ngã. Những tàng thức nó gồm thâu trong nó tất cả vạn pháp thế gian, trong đó có những hiện tượng hữu lậu và vô lậu. Những pháp hữu lậu là những pháp còn nằm trong thế giới sinh diệt sầu đau. Còn những pháp vô lậu là những pháp trong thế giới của bất sanh, bất diệt, của Niết-bàn, của bản môn.
Hữu lậu nghĩa là còn có thể rơi rớt trở lại, còn có thể rỉ ra, rịn ra, lọt xuống, còn vô lậu là không có lọt nữa. Lậu đây có nghĩa là rịn ra như cái lu hay cái bình chứa mà bị nứt, nước trong đó rịn ra nên gọi là lậu “Đêm khuya khắc lậu canh tàn”. Vô lậu là anasvara. Các pháp có thể chia làm hai loại: một gọi là hữu lậu và hai là vô lậu. Ví dụ mình có một niềm vui là cho mình khỏe mình tươi cười, niềm vui đó gọi là hữu lậu hay vô lậu. Khi mà chúng ta có sự hiểu biết nào đó, tìm ra được cái sự thật về cái điều đó và chúng ta không còn bị rơi vào sự tức giận hờn trách móc nữa thì cái hiểu biết đó gọi là vô lậu. Một phen đã hiểu rồi, đạt tới cái thấy rồi thì mình không còn rơi xuống nữa. Nhưng cái hữu lậu và vô lậu không hẳn là trái, chống nhau. Khi mình nhìn thấy hết bản chất nó thì nó là vô lậu nhưng nếu mình không thấy thì mình thấy không có sanh có diệt, có bắt đầu có chấm dứt, không có không không. Hiểu rồi, đạt tới cái thấy rồi thì mình không còn rơi xuống nữa. Nhưng cái hữu lậu và vô lậu không hẳn là trái, chống nhau. Khi mình nhìn thấy hết bản chất nó thì nó là vô lậu nhưng nếu mình không thấy thì mình thấy không có sanh có diệt, có bắt đầu có chấm dứt, không có không không. Đứng về phương diện tích môn là chúng ta sống trong thế giới hữu lậu nhưng mà chúng ta đứng về phương diện bản môn thì những cái đó không còn nữa. Những cái mà chúng ta vừa thấy có sanh có diệt, có thường có đoạn, có đi có tới, có một có nhiều, nó không còn sanh diệt, thường đoạn, đi tới nữa thành ra tất cả đều trở thành vô lậu hết. Cho nên hữu lậu hay vô lậu đều do cái thấy của mình mà ra cả. Ví dụ chúng ta giúp một em bé đói hay cứu một con sâu, con kiến cho chúng thực phẩm thì hành động đó có thể là hữu lậu. Tức là nó có đem tới niềm vui có đem tới phước báo. Nhưng mà có khi chúng ta làm việc đó mà vô lậu. Ta làm đứng về phương diện bản môn mà làm chúng ta không bị không gian và thời gian và hình thức lôi kéo, không kẻ công, kể trạng gì hết. Chúng ta cũng làm y chang như mọi người nhưng hành động đó là vô lậu. Ví dụ như mình tới một cô nhi viện người ta đưa mình cuốn sổ vàng để ký tên cho tiền. Nếu mình nghĩ rằng mình như thế này mà cho ít hơn một trăm ngàn thì coi không được và quyết định cho một trăm ngàn. Thì con số một trăm ngàn đó là hữu lậu nhưng nếu người ta đưa sổ đó mình cũng ký nhưng không nghĩ đây là sổ vàng. Mình cũng cho một trăm ngàn nhưng mà mình không nghĩ là môt trăm ngàn thì xứng với hành động hay danh dự của mình thì đó là hành động vô lậu. Nó vô tướng, làm mà chỉ có tình thương thôi không hề nghĩ là tôi đang giúp cô nhi đây, tôi đang giúp người khổ. Thành ra cũng một trăm ngàn, cũng chữ ký trên sổ vàng nhưng một bên là hữu lậu, một bên là vô lậu. Công đức hữu lậu so với công đức vô lậu nó không thấm vào đâu. Công đức hữu lậu nó có, mình cho 100.000 đ, em bé mồ côi được hưởng chứ, như |
Nguồn:
admin |
Số người xem:
3691
In Bài Này
Xem Góp Ý
Góp Ý
|
|
|
|
|
|
|
Những
Bài cùng Thể Loại :
|
|
Kinh Pháp Cú
|
|
|