Tin Cập Nhật
|
|
|
| |
|
Cỡ chữ:
|
Cơ Sở Triết Lý Của Tam Luận Tông |
Tác giả:
Thích Tâm Thiện |
Tam luận tông là một trong những tông phái của Phật giáo, thiên về duy tâm luận phủ định. Về cơ sở truyền bá và xiển dương, Tam luận lấy kinh Bát Nhã làm nền tảng; từ Bát Nhã mà tạo ra Trung quán luận (Màdhyamika-sàstra), Thập nhị môn luận (Dvàdasadvara-sàstra). Hai tác phẩm vĩ đại này đều do Long Thọ trước tác. Bên cạnh đó, là tác phẩm Bách luận (Satasàstra) của Đề Bà (Arya-deva). Do y cứ trên ba bộ kinh-luận này mà có tên là "Tam luận". Về sau, có thêm một bộ luận kỳ vĩ nữa, cũng của Long Thọ, là Đại Trí Độ luận (Prajna pàramità-sàstra), vì thế có khi gọi là "Tứ luận".
Mục tiêu của luận thuyết này là "phá tà hiển chánh", do đó, những nỗ lực và bước đi táo bạo của nó đều nghiêm túc phê bình các quan điểm sai lầm về Phật pháp của tất cả bộ phái Phật giáo cũng như là ngoại đạo tà giáo (1). Ở đây, trước hết nó phê bình những quan điểm sai lầm của các bộ phái Phật giáo, rồi đến phê bình những quyết đoán lệch lạc của các nhà Đại thừa (Mahayanists). Đây là lý do khai sinh của Tam luận.
Nhưng cho đến khi Tam luận được truyền sang Trung Hoa, thì nó bắt đầu xuất hiện như là một tông phái cùng với sự xuất hiện của Cưu Ma La Thập (Kumàrajìva), người Kucca (Qui Tư). Từ đó, Tam luận tông ra đời.
Khởi đầu vào thế kỷ thứ V TL, Cưu Ma La Thập đã phiên dịch Trung luận và truyền cho Đạo Sanh, Đàm Tế và Đạo Lãng (2). Đến thế kỷ thứ VI.TL, Pháp Lãng, một đạo sư trứ danh đương thời, truyền cho Cát Tạng (3). Đến thế kỷ thứ VII.TL, Cát Tạng truyền cho Huệ Quán, Huệ Quán sang Nhật năm 625 và truyền bá Tam luận tại chùa Nguyên Hưng (Gwangoji) ở Nại Lương (Nara)...
Sau Cát Tạng, Tam luận tông tạm dừng phát triển (mà chuyển sang Nhật Bản bởi Huệ Quán) vì bấy giờ Huyền Trang và đệ tử là Khuy Cơ đang hưng khởi Pháp tướng tông. Mãi đến năm 679, một vị Tăng tên là Suryaprabhàsa đến Trung Hoa giảng Tam luận cho Hiền Thủ, từ đó dòng tân Tam luận tông ra đời (4).
Trong bài tụng mở đầu của Trung quán luận, Long Thọ viết rằng:
"Bất sinh diệc bất diệt Bất thường diệc bất đoạn Bất nhất diệc bất dị Bất lai diệc bất xuất Năng thuyết thị nhân duyên Thiện diệt chư hý luận Ngã khể thủ lễ Phật Chư thuyết trung đệ nhất" (5)
Bản dịch tiếng Anh của Stcherbatsky (6):
"The perfect Buddha, The foremost of all teachers I salute, He has proclaimed The principle of (universal) relativity. Is like Blissful (nirvana), Quiescence of plurality There nothing appears, Nothing has an end, Nor is there anything eternal Nothing is identical (with itself) Nor is there anything differentiated, Nothing moves, Neither hither no thither".
Bài tụng trên có thể tạm dịch như sau:
"Đấng Toàn giác Vô thượng Ngài đã tuyên thuyết Nguyên lý tương đối trong vũ trụ Như Niết bàn Vắng lặng mọi sai biệt Không có gì biến mất Cũng không có gì xuất hiện Không có gì đoạn diệt Cũng không có gì thường hằng Không có gì đồng nhất (với chính nó) Cũng không có gì sai biệt Không có gì di chuyển từ chỗ này hay chỗ kia".
A/- Cơ sở một: Từ bài tụng trên, trước hết chúng ta thấy chủ đích của nó được thể hiện qua hàng loạt cách ngôn phủ định "không... không... không...". Như thế, có thể nói, cơ sở lý luận-phê bình của Tam luận (mà ở đây là Trung luận) là "phủ định biện chứng" (dialectical negation). Và, mục đích của phủ định biện chứng của Trung luận là "diệt hý luận" (nisprapãnca); và, luận cứ cơ bản của phéáp phủ |
Nguồn:
admin |
Số người xem:
3939
In Bài Này
Xem Góp Ý
Góp Ý
|
|
|
|
|
|
|
Những
Bài cùng Thể Loại :
|
|
Kinh Pháp Cú
|
|
|