Tin Cập Nhật
|
|
|
| |
|
Cỡ chữ:
|
Thiền Định Sáng Suốt Thực Tiễn |
Tác giả:
Venerable Mahāsi Sayādaw (Mỹ Thanh dịch) |
Lời nói đầu
Lẽ thật là không ai muốn đau khổ và mọi người đều tìm kiếm hạnh phúc. Trong thế giới của chúng ta, con người cố gắng làm mọi cách để phòng ngừa và làm giảm đau khổ, đồng thời hưởng thụ hạnh phúc. Tuy nhiên, tất cả cố gắng của con người đều chỉ hướng về phúc lợi của thân và về mặt vật chất. Hạnh phúc, thật ra, bị điều kiện hoá bởi thái độ của tâm thức, và chỉ có vài người thật sự nghĩ đến việc phát triển khía cạnh tâm thức, và lại rất ít người lại chịu thực tập thiền định một cách miên mật.
Để minh hoạ điểm nầy, có lẽ chúng ta nên để ý đến những thói quen thường ngày như làm vệ sinh thân thể, sự theo đuổi không ngừng về thức ăn, quần áo, chỗ ở, và sự tiến bộ về mặt kỹ thuật thật là to lớn, hầu để nâng cao đời sống vật chất ở mức căn bản, cải thiện cách thức chuyên chở và truyền thông tin tức, để phòng ngừa, chữa trị những ốm đau, bệnh tật. Thông thường tất cả những cố gắng nầy chỉ để chăm sóc và nuôi dưỡng thân thể. Phải công nhận rằng những việc nầy rất cần thiết. Tuy nhiên, những cố gắng của con người và sự tiến bộ không làm giảm thiểu hoặc nhổ bỏ được gốc rễ đau khổ của già và bệnh, sự bất hạnh trong gia đình, nỗi lo lắng về mặt kinh tế ; tóm lại, không thể nhổ bỏ tận gốc rễ của sự bất mãn hay những ham muốn. Đau khổ về mặt nầy không thể bị khắc phục bởi những phương thức thiên về vật chất; chúng chỉ có thể bị khắc phục bởi một tâm thức thiền và sự phát triển về mặt tâm linh.
Kế đó, cần biết rõ con đường đúng đắn để thực tập, ổn định và thanh tịnh hoá tâm thức. Con đường đúng đắn nầy được nhắc đến trong Kinh Mahā Satipatthāna (Đại Tập Kinh), một bài giảng nổi tiếng của đức Phật, cách đây đã trên 2.500 năm. Đức Phật tuyên bố như sau :
« Đây là con đường duy nhất để thanh tịnh hoá con người, để khắc phục buồn phiền, than vãn, để diệt trừ niềm đau và nỗi sầu khổ, để đạt đến con đường chân chính, đạt đến nibbāna (Niết Bàn), đó là bốn nền tảng của chính niệm. (Tứ Niệm Xứ) »
Bốn nền tảng của chính niệm là (1) sự suy ngẫm về thân, (2) sự suy ngẫm về cảm giác, (3) sự suy ngẫm về tâm thức, và (4) sự suy ngẫm về đối tượng của tâm thức.
Hiển nhiên, những người đi tìm hạnh phúc có thể đi theo con đường nầy, với mục đích là gột rửa những nhiễm ô của tâm thức, những nguyên nhân đã tạo nên đau khổ.
Nếu một người được hỏi, anh ta có mong muốn khắc phục được nỗi phiền muộn và sầu não không, tất nhiên anh ta sẽ nói, « Vâng, tôi muốn. » Kế đó, anh ta có thể sẽ nói, cần phải thực tập Tứ Niệm Xứ.
Nếu một người được hỏi, nếu anh ta muốn diệt trừ nỗi đau và phiền muộn, anh ta sẽ không ngần ngại mà trả lời một cách khẳng định. Kế đó, anh ta nói, cần thực tập bốn niệm xứ.
Nếu một người được hỏi nếu anh ta muốn đi trên chính đạo, để đạt niết-bàn, một trạng thái hoàn toàn xa rời khỏi già, hư hoại và chết, và xa rời tất cả đau khổ, anh ta chắc chắn sẽ trả lời một khách quả quyết rằng anh ta đồng ý. Kế đó, có thể nói, nên thực tập bốn niệm xứ.
Nguồn:
admin |
Số người xem:
4991
In Bài Này
Xem Góp Ý
Góp Ý
|
|
|
|
|
|
|
Những
Bài cùng Thể Loại :
|
|
Kinh Pháp Cú
|
|
|