Trang Chủ Chương Trình Phát Thanh Pháp Âm Quà Tặng Âm Nhạc Hình Ảnh Sinh Hoạt Vài Dòng Lưu Niệm Phim Truyện Phật Giáo và Phim Lễ Hội Tu Viện Hương Nghiêm Web Master
  Đức Phật dạy :  Quá khứ không truy tìm, Tương lai không ước vọng; Quá khứ đã đoạn diệt, Tương lai thì chưa đến; Chỉ có pháp hiện tại, Tuệ quán chính ở đây; Không động không rung chuyển, Biết vậy nên tu tập
      Giới Thiệu
      Tin Tức Sinh Hoạt
      Kinh Tạng
      Luật Tạng
      Luận Tạng
      Phật Học Căn Bản
      Tư Tưởng Phật Học
      Lịch Sử Phật Giáo
      Thiền Học Phật Giáo
      Triết Học Phật Giáo
      Văn Học Phật Giáo
      Giáo Dục Phật Giáo
      Nghi Lễ Phật Giáo
      Từ Bi Foundation
      GĐPT Huyền Quang
      Truyên Phật Giáo
Nhập Từ khóa cần tìm:
Xin nhập Tiếng Việt đã có sẳn:
    
Tin Cập Nhật
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 2 Tháng 12 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 1 Tháng 12 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 3 Tháng 11 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 2 Tháng 11 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 1 Tháng 11 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 4 Tháng 10 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 3 Tháng 10 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 1 Tháng 10 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 2 Tháng 9 Năm 2024
Tâm Thư Cứu Trợ
      Trang Chi Tiết
Cỡ chữ:  Thu nhỏ Phóng to
Tranh Chăn Trâu (8)
Tác giả: HT. Thích Thanh Từ (dịch)
     

TRANH THIỀN TÔNG SỐ 8 : NGƯỜI TRÂU ÐỀU QUÊN

Dẫn
Tình phàm rơi rớt, ý thành đều không, chỗ có Phật chẳng cần ngao du, chỗ không Phật phải chạy qua gấp. Hai đầu không dính, ngàn mắt khó xem. Trăm chim ngậm hoa, một trường bối rối.
Giảng Giải
Tình phàm rơi rớt, ý thành đều không: Chúng sanh còn mê cho nên là phàm, thấy mình mê, biết Phật giác gọi đó là Thánh. Khi không còn thấy phàm thánh đối đãi nữa, nên nói phàm thánh đều không. Do đó trong nhà Thiền hay nóichỗ có Phật chẳng cần ngao du, chỗ không Phật phải chạy qua gấp. Chỗ không Phật phải chạy qua gấp thì hợp lý, nhưng chỗ có Phật sao không cần ngao du? Vì: "Có Phật", "Không Phật" là ngôn ngữ hai bên đối đãi, giả lập không thật nên phải vượt qua. Qua hết đối đãi là không còn trâu, không còn người chăn. Hai đầu không dính, ngàn mắt khó xem: Khi tâm không còn dính mắc hai bên đối đãi, tranh chỉ là vòng tròn trắng tượng trưng tánh Viên Giác. Tánh Viên Giác thì không có một vật, không hình, không tướng thì thấy cái gì ? Cho nên nói ngàn mắt khó xem. Trăm chim ngậm hoa, một trường bối rối: Ðây dẫn chuyện của ngài Ngưu Ðầu Pháp Dung. Trước khi gặp Tứ Tổ Ðạo Tín, Ngài quán từ bi nên được chim thương mến đem hoa trái đến cúng dường. Khi gặp Tứ Tổ Ðạo Tín dạy buông hết cả kiến chấp hai bên, ngài tu một thời gian sạch hết vọng niệm hai bên, thì từ đó chim không cúng dường hoa trái nữa. Ðói với người chưa thấu lý Thiền, thì cho rằng trước Ngài tu cao có nhiều phước, nên được chim cúng dường, sau ngài tu dở ít phước, nên chim không cúng dường nữa. Lý đó không đúng, vì tu đến chỗ không còn thấy hai bên, không còn khởi niệm để quán, nên chim không thấy không biết và không đem hoa trái đến cúng dường. Nếu người tu còn để chư Thiên hay chim đem hoa trái đến cúng dường là còn niệm, còn quán, nên nói rằng còn bối rối, chưa ra khỏi hai bên.
Tụng
        Tiên sách nhân ngưu tận thuộc không
        Bích thiên lưu quách tín nan thông
        Hồng lô diệm thượng tranh dung tuyết
        Ðáo thử phương năng hiệp Tổ Tông
Dịch
        Roi gậy người trâu thảy đều không
        Trời xanh thăm thẳm tín chẳng thông
        Lò hồng hừng hực nào dung tuyết
        Ðến đó mới hay hiệp Tổ Tông
Giảng Giải
Trâu đã không nên roi gậy cũng bỏ, người chăn cũng không nốt. Trời xanh thênh thang không có một gợn mây, thì lúc đó trông thấy cái gì? Cho nên tin tức không thông được. Lò lửa đỏ hừng đâu còn một mảnh tuyết. Chừng đó mới hiệp với con đường Phật Tổ đi.
Người khi đã vượt qua kiến chấp đối đãi hai bên thì không còn ngã và pháp. Ngã pháp không còn thì trí tuệ viên mãn, nên tượng trưng bằng vòng tròn Viên giác, chỗ mà Lục Tổ nói: "Bản lai vô nhất vật" đó vậy.
Nguồn: admin
Số người xem: 2784      In Bài Này     Xem Góp Ý     Góp Ý
    Những Bài cùng Thể Loại :
Thiền Duyệt
Thiền Định Sáng Suốt Thực Tiễn
Tranh Chăn Trâu (6)
Tranh Chăn Trâu
Tranh Chăn Trâu (1)
Tranh Chăn Trâu (2)
Tranh Chăn Trâu (3)
Tranh Chăn Trâu (4)
Tranh Chăn Trâu (5)
Tranh Chăn Trâu (7)
1 2 3 4
Kinh Pháp Cú
Nếu thấy bậc hiền trí,
Chỉ lối và khiển trách,
Như chỉ chỗ chôn vàng,
Hãy thân cận người trí!
Thân cận người như vậy,
Chỉ tốt hơn, không xấu
Những người hay khuyên dạy,
Ngăn người khác làm ác,
Được người hiền kính yêu,
Bị người ác không thích.
Chớ thân với bạn ác,
Chớ thân kẻ tiểu nhân,
Hãy thân người bạn lành,
Hãy thân bậc thượng nhân.
Pháp hỷ đem an lạc,
Với tâm tư thuần định,
Người trí thường hoan hỷ,
Với pháp bậc Thánh thuyết.
Người trị thủy dẫn nước,
Kẻ làm tên nắn tên,
Người thợ mộc uốn gỗ,
Bậc trí nhiếp tự thân.
Như đá tảng kiên cố,
Không gió nào lay động,
Cũng vậy, giữa khen chê,
Người trí không dao động.
Như hồ nước sâu thẳm,
Trong sáng, không khuấy đục,
Cũng vậy, nghe chánh pháp,
Người trí hưởng tịnh lạc.
Người hiền bỏ tất cả,
Người lành không bàn dục,
Dầu cảm thọ lạc, khổ ,
Bậc trí không vui buồn.
Không vì mình, vì người,
Không cầu được con cái,
Không tài sản quốc độ,
Không cầu mình thành tựu,
Với việc làm phi pháp,
Vị ấy thật trì giới,
Có trí tuệ đúng pháp.
Ít người giữa nhân loại,
Đến được bờ bên kia,
Còn số người còn lại
Xuôi ngược chạy bbờ này.
Nhữngg ai hành trì pháp,
Theeo chánh pháp khéo dạy,
Sẽ đến bờ bên kia,
Vượt ma lực khó thoát.
Kẻ trí bỏ pháp đen,
Tu tập theo pháp trắng,
Bỏ nhà sống không nhà,
Sống viễn ly khó lạc.
Hãy cầu vui niết bàn,
Bỏ dục, không sở hữu,
Kẻ trí tự rữa sạch,
Cấu uế từ nội tâm.
Những ai với chánh tâm,
Khéo tu tập giác chi,
Từ bỏ mọi ái nhiễm,
Hoan hỷ không chấp thủ,
Không lậu hoặc sáng chói,
Sống tịch tịnh ở đời.
Trang Chủ   P.T Pháp Âm  Âm Nhạc  Gởi Thiệp  Hình Ảnh  Lưu Niệm  Phim Truyện
Copyright@2006 - Trung Tâm Phật Giáo - Chùa Việt Nam
10002 Synott Rd, Sugar Land, Texas 77478 .Điện Thoại (281) 575-0910