Tin Cập Nhật
|
|
|
| |
|
Cỡ chữ:
|
Tranh Chăn Trâu |
Tác giả:
HT. Thích Thanh Từ (dịch) |
Tranh chăn trâu, hiện có ở các chùa thuộc hệ Bắc Tông thường có treo. Song, đa số người tu nhìn thấy mà không biết ý nghĩa tượng trưng qua tranh như thế nào. Vậy chúng ta nên tìm hiểu cho thấu đáo.
Ðây là bài tựa của Trúc Thiên nói về xuất xứ cuả mười mục chăn trâu, tương đối khá đầy đủ.
Mục Ngưu Ðồ là TRANH CHĂN TRÂU. Tranh ra đời từ triều đại nào, dưới ngọn bút lông nào, khó mà tra cứu cho đích xác được. Ðiều chắc chắn là tranh có từ xa xưa lắm, ban đầu chỉ có sáu bức, sau thất lạc luôn. Mãi đến đời Tống, thế kỷ thứ 12, nhiều bộ tranh mới bắt đầu xuất hiện từ các Tòng lâm, Thiền Viện, phản ảnh nhiều khuynh hướng khác nhau trong sự tu tập. Như vậy là không chỉ có một bộ mà có nhiều bộ Mục Ngưu Ðồ khác nhau, tất cả đều đượm nhuần tinh thần Phật giáo Bắc Tông. Trong số ấy hiện nay được truyền tụng nhất là tranh của hai họa sĩ áo nâu THANH CƯ và QUÁCH AM.
Tuy có nhiều bộ tranh, nhưng bộ nào cũng như bộ nào, đều có mười bức, mỗi bức có một bài tụng bằng thơ tứ tuyệt, và một bài chú giải bằng văn xuôi. Ðó là về phần hình thức. Còn về tinh thần thì tranh tuy có nhiều, nhưng có thể xếp thành hai loại: Loại tranh theo khuynh hướng Ðại Thừa và loại tranh theo khuynh hướng Thiền Tông. Trong hai loại, tranh vẽ sai khác nhau hết nhưng bài tụng và bài chú riêng cho mỗi loại vẫn không thay đổi.
Tựa của Quách Am
Chơn nguyên của chư Phật chúng sanh cũng sằn có, nhơn mê trầm luân tam giới, nhơn ngộ chóng thoát sanh tự Do đó, có Phật để thành, có chúng sanh để tạo.
Thế nên các bậc Tiên Hiền rộng nói các đường. Lý có thiên viên, giáo chia đốn tiệm. Từ thô đến tế, từ cạn đến sâu, rốt sau chỉ trong chớp mắt, Ngài Ca Diếp thấy hoa miệng cười chúm chím. Từ đây Chánh Pháp Nhãn Tạng được lưu thông trên Trời, cõi người, nơi nầy chốn khác. Người đạt lý thì siêu Tông việt cách, như đường chim không để dấu vết. Người nhận nơi sự thì kẹt câu như rùa linh lê đuôi.
Khoản này có Thiền Sư Thanh Cư xem nơi căn cơ chúng sanh hợp bịnh cho thuốc, làm bản đồ mười mục chăn trâu theo cơ nói giáo. Ban đầu đen dần dần trắng nói lên sức mạnh chưa đủ. Kế đến thuần chơn tiêu biểu căn cơ từ từ soi sáng. Sau rốt người trâu chẳng thấy, tượng trưng tâm pháp cả hai đều hết, lý ấy đã tột cội nguồn, Pháp kia vẫn còn che đậy, khiến kẻ căn cơ bậc trung hạ nghi ngờ phân vân, rơi vào không ngơ hoặc kẹt vào thường kiến.
Nay Thiền Sư Tắc Công nghĩ đến mô phạm của bậc Tiên Hiền, phát xuất từ đáy lòng mình làm những bài tụng hay, khiến ánh sáng xen nhau, ban đầu từ chỗ mất trâu rốt đến hoàn nguyên, khéo ứng hợp quần cơ như cứu người đói khát.
Rồi Từ Viễn nương đây sưu tầm diệu nghĩa, lượm lặt chỗ huyền vi, như con thủy mẫu muốn đi ăn phải nương con tôm làm mắt dẫn đường. Ban đầu từ tìm trâu, đến rốt sau buông thõng tay vào chợ.
Ðó là gắng làm dậy sóng ngang sanh đầu sừng, còn không tâm có thể tìm nào có trâu để có thể kiếm, đến buông tay vào chợ ma muội làm sao; huống là cha ông chẳng rõ, họa đến cháu con, chẳng ngại hoang đường thử làm đề xướng.
Giảng Giải
Hòa thượng Quách Am có nói: Nguồn chơn của chư Phật, chúng sanh ai ai cũng có sẵn, Phật có nguồn chơn ấy, chúng sanh cũng có nguồn chơn ấy. Vì chúng sanh quên (mê) nguồn chơn nên trầm luân trong tam giới. Nếu ngộ, nhận được nguồn chơn sẵn có nơi mình thì chóng thoát sanh tử. Do đó, mới có Chư Phật |
Nguồn:
admin |
Số người xem:
4453
In Bài Này
Xem Góp Ý
Góp Ý
|
|
|
|
|
|
|
Những
Bài cùng Thể Loại :
|
|
Kinh Pháp Cú
|
|
|