Trang Chủ Chương Trình Phát Thanh Pháp Âm Quà Tặng Âm Nhạc Hình Ảnh Sinh Hoạt Vài Dòng Lưu Niệm Phim Truyện Phật Giáo và Phim Lễ Hội Tu Viện Hương Nghiêm Web Master
  Đức Phật dạy :  Quá khứ không truy tìm, Tương lai không ước vọng; Quá khứ đã đoạn diệt, Tương lai thì chưa đến; Chỉ có pháp hiện tại, Tuệ quán chính ở đây; Không động không rung chuyển, Biết vậy nên tu tập
      Giới Thiệu
      Tin Tức Sinh Hoạt
      Kinh Tạng
      Luật Tạng
      Luận Tạng
      Phật Học Căn Bản
      Tư Tưởng Phật Học
      Lịch Sử Phật Giáo
      Thiền Học Phật Giáo
      Triết Học Phật Giáo
      Văn Học Phật Giáo
      Giáo Dục Phật Giáo
      Nghi Lễ Phật Giáo
      Từ Bi Foundation
      GĐPT Huyền Quang
      Truyên Phật Giáo
Nhập Từ khóa cần tìm:
Xin nhập Tiếng Việt đã có sẳn:
    
Tin Cập Nhật
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 2 Tháng 12 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 1 Tháng 12 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 3 Tháng 11 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 2 Tháng 11 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 1 Tháng 11 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 4 Tháng 10 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 3 Tháng 10 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 1 Tháng 10 Năm 2024
Tin Tức Phật Giáo Tuần Thứ 2 Tháng 9 Năm 2024
Tâm Thư Cứu Trợ
      Trang Chi Tiết
Cỡ chữ:  Thu nhỏ Phóng to
Các Lời Dạy Căn Bản Của Đức Phật Về Hình Phạt Tử Hình
Tác giả: Thích Nữ Giới Hương
     

Đạo Phật, đạo của từ bi và trí tuệ, luôn luôn tôn trọng và đề cao cuộc sống của tất cả chúng hữu tình. Đức Phật xuất hiện trên thế gian này vì muốn mang hoà bình và hạnh phúc đến cho chư thiên và loài người.
Thực vậy, từ xưa đến nay, Đạo Phật đã không bao giờ đem khổ đau cho bất cứ ai. Đạo Phật chỉ đưa ra con đường chuyển hoá đau khổ cho những ai có tâm tìm hiểu và mong muốn để đạt đến con đường đó.
Hôm nay, nhân dịp Hội Ái hữu thành phố Milwaukee tổ chức cuộc nói chuyện với chủ đề Quan điểm của Phật giáo về án tử hình, chúng tôi sẽ làm sáng tỏ đề tài này với những ý tưởng như sau:

I. Năm giới
Các giới luật quan trọng và căn bản hướng dẫn phát triển tâm linh rất quen thuộc với giới Phật tử là thọ trì ngũ giới (Panca Sila) :
1. Con phát nguyện vâng giữ giới không sát hại sanh vật.
2. Con phát nguyện vâng giữ giới không lấy của không cho.
3. Con phát nguyện vâng giữ giới không tà dâm.
4. Con phát nguyện vâng giữ giới không nói dối.
5. Con phát nguyện vâng giữ giới không uống rượu say.

Trong ý nghĩa tiêu cực, năm giới này là những điều răn cấm, nghĩa là không được phạm vào bất kỳ tội lỗi hoặc tội ác nào. Bản chất của sự răn cấm này được thể hiện ở hai phương diện:
(a) để ngăn chặn và phòng ngừa tội lỗi hoặc tội ác, chẳng hạn như cấm uống rượu say vì nó có thể dẫn tới tạo tội lỗi hoặc tội ác;
(b) để chấm dứt và không tái phạm những tội ác đã làm, như giết hại, trộm cướp, tà dâm, nói dối, v.v… chính bản chất chúng là bất thiện.
Trong ý nghĩa tích cực, giới đầu tiên giúp chúng ta tăng trưởng lòng từ bi. Giới thứ hai có thể giúp nuôi dưỡng đức tính thành thật, tâm bao dung, không chấp thủ và chánh mạng. Giới thứ ba giúp vun bồi khả năng tự kềm chế, bảo hộ các căn và những cảm xúc, chế ngự lòng ham muốn trần tục. Giới thứ tư làm cho phát triển niềm tin yêu, tâm chân thật, và đạo đức chính trực. Và giới cuối cùng giúp chúng ta quay về chánh niệm, tỉnh thức, và tuệ giác.
Bởi vậy, thực hành thuần thục những giới luật Phật giáo sẽ giúp chúng ta sống một cuộc sống đạo đức, thăng tiến đời sống tâm linh trong từng cá nhân đồng thời giúp thúc đẩy việc chung sống hòa bình trên tinh thần hợp tác, tin cậy lẫn nhau trong cộng đồng và đẩy mạnh tiến trình xã hội ngày càng phát triển.

II. Giới đầu tiên
Giới đầu tiên ủng hộ xu hướng phản đối việc phá hủy sự sống. Điều này dựa vào nguyên lý của thiện tâm và tôn trọng quyền sống của tất cả mọi loài.
Trong kinh Phạm Võng , Đức Phật chỉ dạy cặn kẽ Giới Bồ tát đầu tiên là: “Đệ tử Phật không được tự mình giết, hoặc bảo người giết, phương tiện giết, khen tặng sự giết, thấy giết mà tùy hỷ, nhẫn đến dùng bùa chú để giết, nhân giết, duyên giết, cách thức giết, nghiệp giết.
Có năm điều kiện  kết thành hành động giết hại là: 
(1) Có hiện hữu một chúng sanh, con người hoặc loài vật;
(2) Nhận biết rằng chúng sanh đó đang còn sống;
(3) Dự định hoặc quyết định để giết;
(4) Dùng phương tiện thích đáng để thực hiện hành động giết hại;
(5) Và có hậu quả đưa đến sự chết.
Thiếu bất kỳ một trong các điều kiện này, hành động giết sẽ không cấu thành, mặc dù sự chết có xảy ra. Điều đó chỉ được xem như sự cố tai nạn và không gây ra hiệu ứng tội lỗi nào cho người làm hành động này.
Có sáu cách giết : (1) giết bằng chính bàn tay của mình, (2) ra lệnh cho kẻ khác giết, (3) giết bằng cách bắn, ném đá, đánh gậy, v.v…, (4) giết bởi việc đào những hầm hố, v.v... để đánh bẫy chúng sanh, (5) giết bởi dùng thần lực, hoặc các phương cách bí ẩn, và ( 6) giết bằng mật chú, hoặc khoa học huyền bí nào đó.
Dù sử dụng công cụ nào để giết hoặc phá hủy đời sống tâm linh của chúng sanh đi nữa thì kẻ đó đã phạm vào sát sanh nghiệp đạo rồi.
Bởi vậy, một Phật tử chân chánh không thể làm hoặc ủng hộ án tử hình bởi vì án tử hình đồng nghĩa với việc tước đoạt hay chấm dứt đời sống con người với năm điều kiện và bất kỳ một trong sáu cá

Nguồn: Thích Nữ Giới Hương
Số người xem: 5102      In Bài Này     Xem Góp Ý     Góp Ý
    Những Bài cùng Thể Loại :
Cốt Tủy Pháp Quán Tứ Niệm Xứ
Thiền Tịnh Độc Cư
Các Pháp Hộ Quốc An Dân
Tinh Yếu Của Đại Kinh Sáu Xứ
An Cư Kiết Hạ
Niềm Tin Người Học Phật
Viên Ngọc Như Ý
Ý Nghĩa Bảy Bước Hoa Sen
Từ Bi Và Bạo Lực
Tìm Hiểu Phật Đản 2006
1 2 3 4 5 6 7
Kinh Pháp Cú
Nếu thấy bậc hiền trí,
Chỉ lối và khiển trách,
Như chỉ chỗ chôn vàng,
Hãy thân cận người trí!
Thân cận người như vậy,
Chỉ tốt hơn, không xấu
Những người hay khuyên dạy,
Ngăn người khác làm ác,
Được người hiền kính yêu,
Bị người ác không thích.
Chớ thân với bạn ác,
Chớ thân kẻ tiểu nhân,
Hãy thân người bạn lành,
Hãy thân bậc thượng nhân.
Pháp hỷ đem an lạc,
Với tâm tư thuần định,
Người trí thường hoan hỷ,
Với pháp bậc Thánh thuyết.
Người trị thủy dẫn nước,
Kẻ làm tên nắn tên,
Người thợ mộc uốn gỗ,
Bậc trí nhiếp tự thân.
Như đá tảng kiên cố,
Không gió nào lay động,
Cũng vậy, giữa khen chê,
Người trí không dao động.
Như hồ nước sâu thẳm,
Trong sáng, không khuấy đục,
Cũng vậy, nghe chánh pháp,
Người trí hưởng tịnh lạc.
Người hiền bỏ tất cả,
Người lành không bàn dục,
Dầu cảm thọ lạc, khổ ,
Bậc trí không vui buồn.
Không vì mình, vì người,
Không cầu được con cái,
Không tài sản quốc độ,
Không cầu mình thành tựu,
Với việc làm phi pháp,
Vị ấy thật trì giới,
Có trí tuệ đúng pháp.
Ít người giữa nhân loại,
Đến được bờ bên kia,
Còn số người còn lại
Xuôi ngược chạy bbờ này.
Nhữngg ai hành trì pháp,
Theeo chánh pháp khéo dạy,
Sẽ đến bờ bên kia,
Vượt ma lực khó thoát.
Kẻ trí bỏ pháp đen,
Tu tập theo pháp trắng,
Bỏ nhà sống không nhà,
Sống viễn ly khó lạc.
Hãy cầu vui niết bàn,
Bỏ dục, không sở hữu,
Kẻ trí tự rữa sạch,
Cấu uế từ nội tâm.
Những ai với chánh tâm,
Khéo tu tập giác chi,
Từ bỏ mọi ái nhiễm,
Hoan hỷ không chấp thủ,
Không lậu hoặc sáng chói,
Sống tịch tịnh ở đời.
Trang Chủ   P.T Pháp Âm  Âm Nhạc  Gởi Thiệp  Hình Ảnh  Lưu Niệm  Phim Truyện
Copyright@2006 - Trung Tâm Phật Giáo - Chùa Việt Nam
10002 Synott Rd, Sugar Land, Texas 77478 .Điện Thoại (281) 575-0910