Tin Cập Nhật
|
|
|
| |
|
Cỡ chữ:
|
Đôi Nét Về Giới Luật |
Tác giả:
TT. Thích Phước Sơn |
Sau khi Đức Thế Tôn nhập diệt, các đệ tử của Phật cảm thấy bơ vơ vì vừa vắng bóng bậc Đạo Sư thân thiết và cao cả của mình. Trong tình cảnh đó, mọi người ai cũng mong được chiêm ngưỡng lại hình ảnh của bậc Đạo Sư, như một hiện hữu bất diệt. Hình ảnh ấy chính là Pháp thân, hay Giáo pháp và Giới luật của Phật. Vì vậy, khi vừa hoàn tất việc trà tì của Đức Thế Tôn, Tôn giả Ca Diếp liền tức tốc triệu tập các vị trưởng lão Tỷ kheo tổ chức đại hội kết tập Pháp tạng. Đây là lâờn kết tập Pháp tạng đầu tiên ngay trong mùa Hạ năm Phật nhập Niết bàn. Cuộc kết tập này do vua A Xà Thế bảo trợ, với sự tham dự của 500 vị đại A la hán, Tôn giả Ca Diếp chủ tọa, Tôn giả A Nan đọc tụng kinh giáo và Tôn giả Ưu Ba Li đọc tụng giới pháp. Thầy đọc ròng rã đến 80 lần mới hoàn thành bộ phận giới luật, nên đặt tên là bộ Bát Thập Tụng luật.
Thế rồi, các vị trưởng lão tuần tự trao truyền cho nhau. Trước hết là Trưởng lão Ca Diếp, vốn là đệ tử thượng túc có uy tín của Đức Thế Tôn, có trách nhiệm nặng nề nhất trong việc duy trì. Đến lúc cuối đời, Tôn giả trao truyền lại cho A Nan; A Nan truyền cho Mạt Điền Địa; Mạt Điền Địa truyền cho Thương Na Hòa Tu; Thương Na Hòa Tu truyền cho Ưu Ba Cúc Đa. Đến đây thì bộ Bát Thập Tụng luật phát sinh diễn biến. Theo giáo sử cho biết, Tôn giả Ưu Ba Cúc Đa có 5 người đệ tử kiệt xuất, mỗi vị bèn dùng bộ Bát Thập Tụng luật làm cơ sở, biên soạn lại thành một bộ luật theo quan điểm riêng cho bộ phái của mình. Do vậy, mà có 5 bộ phái và 5 bộ luật sau đây xuất hiện:
1. Đàm Vô Đức bộ (Dharma-gupta) có luật Tứ Phần, gồm 60 quyển.
2. Tát Bà Đa bộ (Sarvasti-vàda) có luật Thập Tụng, gồm 61 quyển.
3. Di Sa Tắc bộ (Mahisàsaka) có luật Ngũ Phần gồm 30 quyển.
4. Ca Diếp Di bộ (Kàsyapiya) có Giải Thoát Giới kinh, gồm 1 quyển.
5. Bà Ta Phú La bộ (Vàtsi-putriya) có luật Ma Ha Tăng Kỳ, gồm 40 quyển.
Đó là 5 bộ luật đã được truyền dịch sang Hán tạng, và còn được bảo quản khá tốt trong Đại Chính tân tu Đại tạng kinh, thuộc các tập 22, 23 và 24. Trong đây, riêng có bộ Ca Diếp Di chỉ có một quyển giới bản của Tỷ kheo, còn Quảng luật (bộ luật đầy đủ) thì chưa được truyền dịch. Ngoài ra, 4 bộ còn lại thì gồm đủ cả quảng luật và giới bản của Tỷ kheo, Tỷ kheo ni cũng như các Kiền độ (Khanda: Chủ đề riêng). Đối với các bộ này thì bộ Luật Tứ Phần được xem là phong phú, quy mô và hoàn chỉnh hơn hết; đồng thời nội dung của nó được bố cục rất giống với bộ luật Pàli. Bộ luật Pàli này thuộc Phật giáo Nam truyền (Nam tông), được xem là còn giữ nguyên vẹn tinh thần của Bát Thập Tụng luật, mặc dù đã trải qua nhiều lần tu chỉnh.
Để hiểu một số nét khái yếu, ta có thể tuần tự trình bày qua mấy điểm sau đây:
Muốn biết rõ nội dung vấn đề, trước hết ta nên đề cập sơ qua về cách định nghĩa truyền thống của từ Giới luật. Chữ Pàli Sìla, phiên âm là Thi la, dịch nghĩa là Giới. Như vậy, Giới là những điều răn cấm do Đức Phật chế định cho hàng đệ tử xuất gia và tại gia dùng để ngăn ngừa tội lỗi của 3 nghiệp. Do thế, Giới được định nghĩa là:
- Phòng phi chỉ ác: Ngăn ngừa điều sai trái, chặn đứng việc xấu ác.
- Biệt biệt giải thoát: Giữ được giới nào, giải thoát được việc đó.
- Xứ xứ giải thoát: Nơi nào giới luật được tuân thủ, thì nơi ấy cuộc sống được thanh thoát.
- Tùy thuận giải thoát: Hướng về con đường giải thoát.
- Thanh lương: Làm cho cuộc sống mát mẻ, thoải mái.
< |
Nguồn:
admin |
Số người xem:
3210
In Bài Này
Xem Góp Ý
Góp Ý
|
|
|
|
|
|
|
Những
Bài cùng Thể Loại :
|
|
Kinh Pháp Cú
|
|
|